Tập Tính Của Đông Vật Sinh Học 11
Trong bài viết dưới đây mời bạn cùng Trường kinh doanh công nghệ tìm hiểu về tập tính của động vật sinh học 11.
Tìm Hiểu Chung Về Tập Tính Của Đông Vật Sinh Học 11
Tập Tính Động Vật
Tập tính là những hành vi của động vật phản xạ lại các tác nhân từ môi trường (nội hoặc ngoại) gây ra.
Ví dụ: Khi hổ báo đi săn, chúng lẫn vào bụi rậm để tiếp cận con mồi, rồi bất ngờ nhảy ra tấn công hoặc đuổi theo khi con mồi chạy trốn. Những hành vi này tạo thành tập tính kiếm ăn của hổ báo.
Ý nghĩa: Tập tính giúp cho sinh vật thể hiện khả năng thích ứng với môi trường để sinh tồn và phát triển.
Các Loại Tập Tính
- Tập tính bẩm sinh là những hoạt động do di truyền quyết định, không cần học tập hay rèn luyện. Đây là những hoạt động đặc trưng cho loài, có sẵn từ khi sinh ra.
Ví dụ: Nhện chăng tơ, thú con bú sữa mẹ.
- Tập tính học được là những hoạt động do cá thể tự hình thành trong quá trình sống và thích nghi với môi trường. Đây là những hoạt động phụ thuộc vào kinh nghiệm và học tập của cá thể.
Ví dụ: Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.
- Tập tính hỗn hợp là những hoạt động kết hợp giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Đây là những hoạt động vừa có yếu tố di truyền vừa có yếu tố học tập.
Ví dụ: Mèo bắt chuột.
Cơ Sở Của Tập Tính Là Phản Xạ
Tập tính là những hành vi phản xạ của động vật do các cơ chế thần kinh không điều kiện và có điều kiện điều khiển.
Tập tính bẩm sinh là những hành vi do gen xác định, không thay đổi theo thời gian và môi trường. Chúng là kết quả của các phản xạ không điều kiện.
Tập tính học được là những hành vi có thể biến đổi theo kinh nghiệm và điều kiện sống. Chúng là kết quả của các phản xạ có điều kiện.
Sự phát triển của tập tính học được ở động vật liên quan đến cấp độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ của chúng. Càng nhiều xináp trong cung phản xạ thì tập tính càng phức tạp.
Bài viết trên đây Truongkinhdoanhcongnghe đã tổng hợp các thông tin về Tập Tính Của Động Vật Sinh Học 11. Hi vọng rằng bài viết hữu ích với bạn.
Xem thêm: