Câu Hỏi Và Đáp Án Bài 12 Lịch Sử 12 Trắc Nghiệm
Bài viết dưới đây tổng hợp các câu hỏi và đáp án Bài 12 Lịch Sử 12 Trắc Nghiệm, Trường kinh doanh công nghệ mời bạn cùng theo dõi và giải đáp.
Nội Dung Câu Hỏi Và Đáp Án Bài 12 Lịch Sử 12 Trắc Nghiệm
Câu 1. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam làm cho nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến như thế nào?
A. Nền kinh tế phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
B. Nền kinh tế mở cửa giao lưu với kinh tế bên ngoài.
C. Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quặt, lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
D. Nền kinh tế thương nghiệp và công nghiệp phát triển.
Đáp án: C – Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam không tạo nhiều chuyển biến cho nền kinh tế. Kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
Câu 2. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, tư bản Pháp đầu tư nhiều nhất vào ngành
A. công nghiệp. B. nông nghiệp.
C. giao thông vận tải. D. thương mại.
Đáp án: B Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, tư bản Pháp đầu tư nhiều nhất vào ngành nông nghiệp.
Giải thích: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, tư bản Pháp đầu tư nhiều nhất vào ngành nông nghiệp.
Câu 3. Loại hình đồn điền nào phát triển mạnh ở Việt Nam trong thời kì 1919 – 1929?
A. Đồn điền trồng lúa.
B. Đồn điền trồng cao su.
C. Đồn điền trồng chè.
D. Đồn điền trồng cà phê.
Đáp án: B Loại hình đồn điền nào phát triển mạnh ở Việt Nam trong thời kì 1919 – 1929 là Đồn điền trồng cao su.
Giải thích: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, tư bản Pháp đầu tư nhiều nhất vào ngành nông nghiệp, chủ yếu là đồn điền cao su. Do đó loại đồn điền này rất phát triển ở Việt Nam thời kì 1919 – 1929.
Câu 4. Bổ sung từ còn thiếu trong câu nói nổi tiếng của Nguyễn Ái Quốc : “Rượu cồn và thuốc phiện cùng báo chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái công cuộc… của Chính phủ. Máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại”.
A. trị dân. B. khai hoá.
C. an dân. D. ngu dân.
Đáp án: D. Rượu cồn và thuốc phiện cùng báo chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái công cuộc….. ngu dân….. của Chính phủ. Máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại
Giải thích: “Rượu cồn và thuốc phiện cùng báo chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái công cuộc ngu dân của Chính phủ. Máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại”.
Câu 5. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam khi
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc.
Đáp án: B Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam khi Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.
Giải thích: Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1929, khi Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.
Kiến Thức Liên Quan – Bài 12 Lịch Sử 12 Trắc Nghiệm
Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
Nguyên nhân Pháp tiến hành khai thác:
Sau Chiến tranh thế giới nhất, Pháp bị tàn phá nặng nề với hơn 1.4 triệu người chết và bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy,.. bị phá hủy, thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 200 tỉ Phơ-răng.
⇒ Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra, ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp đẩy mạnh khai thác các thuộc địa ở Đông Dương (mà chủ yếu là ở Việt Nam).
Thời gian tiến hành:
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương (chủ yếu là ở Việt Nam) diễn ra trong những năm 1919 – 1929.
Quan điểm của Pháp khi tiến hành khai thác thuộc địa:
- Tập trung đầu tư vào những ngành kinh tế: vốn ít, lời nhiều, khả năng thu hồi vốn nhanh; những ngành kinh tế không có khả năng cạnh tranh với kinh tế chính quốc.
- Khai thác nhằm vơ vét, bóc lột, không nhằm phát triển kinh tế thuộc địa.
- Khai thác nhằm mục đích biến Việt Nam thành thị trường độc chiếm của Pháp.
Nội dung khai thác:
Nông nghiệp:
- Là ngành kinh tế được quan tâm, đầu tư vốn nhiều nhất.
- Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền (chủ yếu là đồn điền cao su).
Công nghiệp:
- Tập trung chủ yếu vào khai thác than và kim loại (thiếc, kẽm,…).
- Hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng; mở mang một số ngành công nghiệp nhẹ nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu, nhân công và phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của Pháp.
Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam.
- Đánh thuế nặng vào hàng hóa từ bên ngoài (Trung Quốc, Nhật Bản) nhập vào Việt Nam.
- Giảm thuế hoặc miễn thuế với hàng hóa của Pháp.
Phát triển giao thông vận tải nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác và mục đích quân sự.
Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở VN
Chuyển biến về kinh tế
- Chỉ có một số vùng có chuyển biến ít nhiều về kinh tế nhưng mang tính chất cục bộ.
- Kinh tế Đông Dương vẫn phụ thuộc vào kinh tế Pháp và là thị trường của kinh tế Pháp.
Chuyển biến về giai cấp xã hội
- Giai cấp địa chủ phong kiến: tiếp tục phân hóa, một bộ phận trung, tiểu địa chủ có tham gia phong trào dân tộc chống Pháp và tay sai.
- Giai cấp nông dân: bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát.
- Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai.
- Tư sản Việt Nam: bị phân hóa thành hai bộ phận làTư sản mại bản và tư sản dân tộc.
- Giai cấp công nhân: Ngày càng phát triển, bị tư sản áp bức bóc lột gắn bó với nông dân có truyền thông yêu nước, chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, trở thành một động lực của phong trào dân tộc
Bài viết trên Truongkinhdoanhcongnghe gửi tới bạn câu hỏi và đáp án Bài 12 Lịch Sử 12 Trắc Nghiệm. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn.