Tin Tức

Hệ Thống Nào Không Có Trong Động Cơ Diesel?

Hệ Thống Nào Không Có Trong Động Cơ Diesel? Điều này sẽ được Trường Kinh Doanh Công Nghệ sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Hệ Thống Nào Không Có Trong Động Cơ Diesel
Hệ Thống Nào Không Có Trong Động Cơ Diesel

Câu Hỏi: Hệ Thống Nào Không Có Trong Động Cơ Diesel?

A. Hệ thống bôi trơn

B. Hệ thống làm mát

C. Hệ thống khởi động

D. Hệ thống đánh lửa

=> Đáp án D. Trong động cơ diesel không có hệ thống đánh lửa.

Kiến Thức Liên Quan – Hệ Thống Nào Không Có Trong Động Cơ Diesel?

Hệ Thống Nào Không Có Trong Động Cơ Diesel
Hệ Thống Nào Không Có Trong Động Cơ Diesel

Động cơ diesel là gì?

Động cơ Diesel hay còn gọi là động cơ CI (động cơ nén cháy). Chúng được được đặt theo tên của Rudolf Diesel – nhà khoa học đã phát hiện và nghiên cứu loại nhiên liệu động cơ này. Có thể hiểu đơn giản thì động cơ Diesel là một loại động cơ đốt trong.

Trong đó, quá trình đánh lửa nhiên liệu được gây ra bởi nhiệt độ cao của không khí trong xi lanh do nén cơ học. Đây là điều hoàn toàn trái ngược với các động cơ đánh lửa như động cơ xăng hay động cơ ga (sử dụng nhiên liệu khí) sử dụng bộ đánh lửa để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu – không khí.

Hệ Thống Nào Không Có Trong Động Cơ Diesel
Hệ Thống Nào Không Có Trong Động Cơ Diesel

Động cơ diesel lần đầu được thử nghiệm vào 17/02/1897 đã mở ra cuộc cách mạng lớn trong khoa học kỹ thuật. Sau lần đầu tiên thử nghiệm thành công với nhiên liệu này thì động cơ sử dụng dầu diesel đã trải qua quá trình nghiên cứu dài và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống.

Cấu Tạo của động cơ Diesel

Cấu tạo hệ thống nhiên liệu của động cơ Diesel gồm 4 bộ phận chính:

Cấu tạoĐặc điểm
Bình chứa nhiên liệuDùng để chứa nhiên liệu & hỗ trợ nhiên liệu cho động cơ
Lọc nhiên liệuNhiên liệu sẽ di chuyển từ bình nhiên liệu => lọc thô => lọc tinh => bơm phun nhiên liệu. Chức năng của bộ phận lọc nhiên liệu là làm sạch, tách nước có trong nhiên liệu. Nâng cao công suất hoạt động của động cơ
Vòi phunDòng nhiên liệu được nén ở áp suất cao từ bơm phun nhiên liệu thành dạng sương bằng cách phun vào buồng đốt. Nhiên liệu được phun vào ở áp suất & vận tốc cao, tạo màn sương trộn & cải thiện giai đoạn bắt lửa.
Bơm phun nhiên liệuBơm phun nhiên liệu sẽ đẩy nhiên liệu tới từng vòi phun, có công năng kiểm soát lượng phun & thời điểm phun nhiên liệu

Nguyên Lý Hoạt Động Của Động Cơ Diesel 4 Kỳ

Hệ Thống Nào Không Có Trong Động Cơ Diesel
Hệ Thống Nào Không Có Trong Động Cơ Diesel
  • Kỳ một- Kỳ nạp:

Pittông còn nằm ở ĐCT. Lúc này trong thể tích buồng cháy Vc còn đầy khí sót của chu trình trước, áp suất khí sót bên trong xilanh cao hơn áp suất khí quyển. Khi trục khuỷu quay, thanh truyền làm chuyển dịch pittông từ ĐCT đến ĐCD, xuppap nạp mở thông xilanh với đường ống nạp.

Cùng với sự tăng tốc của pittông, áp suất môi chất trong »pk Thể tích không gian trong xilanh trở nên nhỏ dần hơn so với áp suất trên đường ống nạp pk ( 0,01- 0,03Mpa). Sư giảm áp suất bên trong xilanh so với áp suất của đường ống nạp tạo nên quá trình nạp (hút) môi chất mới (không khí) từ đường ống nạp vào xilanh. Áp suất môi chất đối với động cơ bằng với áp suất khí quyển.

  • Kỳ hai- kỳ nén:

Pittông chuyển dịch từ ĐCD đến ĐCT, các xupap hút và xả đều đóng, môi chất bên trong xilanh bi nén lại. Cuối kỳ nạp khi pittông còn ở tại ĐCD, áp suất môi chất bên trong xilanh pa còn nhỏ hơn pk.

Đầu kỳ nén, pittông từ ĐCD đến ĐCT khi tới điểm a’ áp suất bên trong xilanh mới đạt tới giá trị pk. Do đó, để hoàn thiện quá trình nạp người ta vẫn để xupap nạp tiếp tục mở . Việc đóng xupap nạp là nhằm để lợi dụng sự chênh áp giữa xilanh và đường ống nạp cũng như động năng của dòng khí đang lưu động trên đường ống nạp để nạp thêm môi chất mới vào xilanh.

Hệ Thống Nào Không Có Trong Động Cơ Diesel
Hệ Thống Nào Không Có Trong Động Cơ Diesel

Sau khi đóng xupap nạp, chuyển động đi lên của pittông sẽ làm áp suất và nhiệt độ của môi chất tiếp tục tăng lên. Giá trị của áp suất cuối quá trình nén, phụ thuộc vào tỷ số , độ kín của buồng đốt, mức độ tản nhiệt của thành vách xilanh .

Việc tự bốc cháy của hỗn hợp khí phải cần một thời gian nhất định, mặc dù rất ngắn. Muốn sử dụng tốt nhiệt lượng do nhiên liêu cháy sinh ra thì điểm bắt đầu và điểm kết thúc quá trình cháy phía ở lân cận ĐCT. Do đó việc phun nhiên liệu vào xilanh động cơ đều được thực hiện trước khi pittông đến ĐCT.

  • Kỳ ba- kỳ cháy và giãn nở:

Đầu kỳ cháy và giãn nở, hỗn hợp không khí-nhiên liệu được tạo ra ở cuối quá trình nén được bốc cháy nhanh. Do có một nhiệt lượng lớn được toả ra, làm nhiệt độ và áp suất môi chất tăng mạnh, mặt dù thể tích làm việc có tăng lên chút ít.

Dưới tác dụng đẩy của lực do áp suất môi chất tạo ra, pittông tiếp tục đẩy xuống thực hiện quá trình giãn nở của môi chất trong xilanh. Trong quá trình giãn nở môi chất đẩy pittông sinh công, do đó kỳ cháy và giãn nở được gọi là hành trình công tác (sinh công).

  • Kỳ bốn- kỳ thải:

Kỳ thải trong kỳ này, động cơ thực hiện quá trình xả sạch khí thải ra khỏi xilanh. Pittônng chuyển dịch từ ĐCD đến ĐCT đẩy khí thải ra khỏi xilanh qua đường xupap thải đang mở vào đường ống thải, do áp suất bên trong xilanh ở cuối quá trình thải còn khá cao, nên xupap xả bắt đầu mở khi pittông còn cách ĐCD 430 góc quay của trục khuỷu.

Nhờ vậy, giảm được lực cản đối với pittông trong quá trình thải khí và nhờ sự chênh áp lớn tạo sự thoát khí dễ dàng từ xilanh ra đường ống thải, cải thiện được việc quét sạch khí thải ra khỏi xilanh động cơ.

Kỳ thải kết thúc chu trình công tác, tiếp theo pittông sẽ lặp lại kỳ nạp theo trình tự chu trình công tác động cơ nói trên. Để thải sạch sản phẩm cháy ra khỏi xilanh, xupap xả không đóng tại vị trí ĐCT mà chậm hơn một chút, sau khi pittông qua khỏi ĐCT 170 góc quay trục khuỷu, nghĩa là khi đã bắt đầu kỳ một.

Để giảm sức cản cho quá trình nạp, nghĩa là cửa nạp phải được mở dần trong khi pittông đi xuống trong kỳ một, xupap nạp cũng được mở sớm một chút trước khi pittông đến điểm chết trên 170 góc quay trục khuỷu.

Như vậy vào cuối kỳ thải và đầu kỳ nạp cả hai xupap nạp và xả đều mở Tóm lại, quá trình động cơ thực hiện hoàn thiện bốn kỳ xem như là quá trình làm việc của động cơ diesel bốn kỳ nói chung.

Đánh giá ưu – nhược điểm của động cơ Diesel

Ưu điểmNhược điểm
Đạt hiệu suất cao nhất trong tất cả các loại động cơ đốt trong Có thể đốt cháy số lượng lớn loại nhiên liệu khách nhau Chi phí nhiên liệu khá thấp Đặc tính bôi trơn tốt Mật độ năng lượng cao Nguy cơ bắt lửa thấp Có thể dùng turbo tăng áp để nâng cao công suất Lực kéo caoĐộng cơ Diesel có khối lượng nặng  Giá thành chế tạo động cơ Diesel đắt hơn nên chi phí sửa chữa cũng cao Tốc độ chạy của động cơ Diesel thấp hơn so với động cơ xăng Tiếng ồn động cơ lớn Khí thải nhiều hơn

So sánh nguyên lý hoạt động của động cơ Diesel và động cơ xăng.

ThìĐộng cơ DieselĐộng cơ xăng
HútHút không khí vào xi lanhHút hòa khí ( xăng + không khí) vào xi lanh
NénNén không khí đạt áp suất và nhiệt độ cao:  P = (30 – 35) Kg/cm² T = (500 – 600)°C Cuối quá trình nén, dầu được phun sớm vào buồng đốt.Ép hòa khí với áp suất và nhiệt độ thấp hơn:  P = (8 – 10) Kg/cm² T = (200 – 300)°C Cuối quá trình nén, bugi phát tia lửa điện đốt cháy hòa khí.
Sinh CôngNhiên liệu phun vào buồng đốt hòa trộn với không khí được nén ở áp suất và nhiệt độ cao tự bốc cháy. Hỗn hợp cháy giãn nở sinh công cho động cơ. Bugi phát tia lửa điện đốt cháy hòa khí trong xi lanh. hòa khí cháy giãn nở sinh công cho động cơ.
Xảkhí thải được xả ra ngoài qua supap xả.Khí xả được thải ra ngoài qua supap xả. 

Bài viết trên Truongkinhdoanhcongnghe đã giải đáp về thắc mắc Hệ Thống Nào Không Có Trong Động Cơ Diesel? Hi vọng rằng bài viết hữu ích với bạn.

Related Articles

Back to top button