Lịch Sử

Bộ Câu Hỏi Lịch Sử 12 Bài 22 Trắc Nghiệm

Trong bài viết sau Trường kinh doanh công nghệ đã tổng hợp các câu hỏi Lịch Sử 12 Bài 22 Trắc Nghiệm cùng lời giải đáp chi tiết. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Lịch Sử 12 Bài 22 Trắc Nghiệm
Lịch Sử 12 Bài 22 Trắc Nghiệm

Nội Dung Câu Hỏi Lịch Sử 12 Bài 22 Trắc Nghiệm

Câu 1: Một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) của Mĩ là

A. Vạn Tường (Quảng Ngãi).

B. Ấp Bắc (Mĩ Tho).

C. Khe Sanh (Quảng Trị).

D. Đồng Xoài (Bình Phước).

Đáp án: A. Một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) của Mĩ là Vạn Tường (Quảng Ngãi).

Giải thích: Một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) của Mĩ là Vạn Tường (Quảng Ngãi).    

Câu 2. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ra đời trong hoàn cảnh nào ?

A. Cách mạng miền Nam phát triển mạnh mẽ, “Chiến tranh đặc biệt” đã bị phá sản về cơ bản.

B. Quan hệ Liên Xô – Trung Quốc ngày càng xấu, khối đoàn kết trong phe xã hội chủ nghĩa đã rạn nứt.

C. Trên thế giới, quan hệ Liên Xô – Trung Quốc ngày càng xấu, khối đoàn kết trong phe Xã hội chủ nghĩa đã rạn nứt.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: A. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ra đời trong hoàn cảnh Cách mạng miền Nam phát triển mạnh mẽ, “Chiến tranh đặc biệt” đã bị phá sản về cơ bản.

Câu  3. Hướng tiến công chính của Mỹ trong đợt phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất (1965 – 1966) là

A. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

B. Đông Nam Bộ, Liên Khu V.

C. Tây Nam Bộ, Liên Khu V.

D. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Đáp án: B. Hướng tiến công chính của Mỹ trong đợt phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất (1965 – 1966) là Đông Nam Bộ, Liên Khu V.

Câu 4. Chiến thắng Vạn Tường (1963) đã mở ra cao trào

A. “đánh nhanh tiến nhanh, đánh chắc tiến chắc”.

B. “đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”.

C. “tất cả vì miền Nam thân yêu”.

D. “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.

Đáp án: D. Chiến thắng Vạn Tường (1963) đã mở ra cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.

Câu 5: Hướng tiến công của Mỹ và quân đội Sài Gòn trong cuộc hành quân chiến lược “Lam Sơn – 719” là

A. Đông Nam Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Liên Khu V.

D. Đường 9 – Nam Lào.

Đáp án: D. Hướng tiến công của Mỹ và quân đội Sài Gòn trong cuộc hành quân chiến lược “Lam Sơn – 719” là Đường 9 – Nam Lào.

Lý Thuyết Chiến Đấu Chống Chiến Lược “Chiến Tranh Cục Bộ” Của Đế Quốc Mĩ Ở Miền Nam (1965 – 1968)

Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam

  • Hoàn cảnh lịch sử: Giữa năm 1965, sau thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
  • Nội dung: Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới được tiến hành bằng quân viễn chinh Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn…
  • Âm mưu: Áp đảo chủ lực của ta, giành lại thế chủ động trên chiến trường.

Chiến đấu chống chiên lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.

  • Chiến thắng Vạn Tường Quảng Ngãi (18 – 8-1965)
    • Mờ sáng ngày 18-8 1965 Mĩ huy động 9000 quân cùng nhiều phương tiện chiến tranh mở cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường nhằm tiêu diệt một đơn vị chủ lực của ta
    • Sau một ngày quân chủ lực của ta và nhân dân địa phương đã đẩy lùi cuộc hành quân của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 900 tên.
    • Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ và đồng minh của Mĩ, mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.
  • Chiến thắng trong hai mùa khô:
    • Mùa khô 1965 -1966:
      • Mĩ huy động 72 vạn quân mở 450 cuộc hành quân lớn nhỏ trong đó có 5 cuộc hành quân lớn nhằm vào Đông Nam Bộ và liên khu V.
      • Ta tấn công khắp nơi, loại khỏi vòng chiến đấu 104.000 tên.
    • Mùa khô 1966 – 1967:
      • Mĩ huy động 98 vạn quân mở 879 cuộc hành quân, có 3 cuộc hành quân lớn, lớn nhất là cuộc hành quân  Gian – xơn –Xi –ti nhằm vào căn cứ Dương Minh Châu.
      • Ta tấn công đập tan các cuộc hành quân của Mĩ, loại khỏi vòng chiến đấu 151.000 tên.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Lịch Sử 12 Bài 22 Trắc Nghiệm
Lịch Sử 12 Bài 22 Trắc Nghiệm

Hoàn cảnh lịch sử

  • Mùa xuân 1968, trên cơ sở nhận định và so sánh lực lượng đã thay đổi có lợi cho ta.
  • Lợi dụng mâu thuẫn trong bầu cử Tổng thống Mỹ.

Mục tiêu

  • Tiêu diệt bộ phận quan trọng quân Mỹ, và đồng minh.
  • Đánh đòn mạnh vào chính quyền Sài Gòn, buộc Mỹ phải tiến hành đàm phán rút quân.

Diễn biến: 3 đợt

  • Đợt 1: Từ 30/1/1968 đến 25/02/1968.
  • Đợt 2: (tháng 5, 6) và đợt 3 (tháng 8, 9)

Ý nghĩa

  • Làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ.
  • Buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hoá” chiến tranh (tức thừa nhận thất bại chiến tranh cục bộ) và chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đến bàn hội nghị Paris đàm phán về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

Hạn chế:

Do ta “chủ quan trong đánh giá tình hình, đề ra yêu cầu chưa sát với thực tế…, không kịp thời kiểm điểm rút kinh nghiệm để đánh giá tình hình và có chủ trương chuyển hướng kịp thời, chậm thấy những cố gắng mới của địch và khó khăn lúc đó của ta”.

Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965 – 1968)

Mĩ tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc

  • Âm mưu:
    • Nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
    • Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
    • Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền.
  • Thủ đoạn:
    • Mỹ dựng lên “Sự kiện vịnh Bắc Bộ (10/07/1964)” ném bom bắn phá một số nơi và đến 02/1965 lấy cớ “trả đũa” quân ta tiến công Mỹ ở Plây-ku, chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
    • Mỹ huy động không quân, hải quân và các vũ khí hiện đại khác… đánh vào các mục tiêu quân sự, giao thông, nhà máy, trường học, bệnh viện, nhà trẻ…
Lịch Sử 12 Bài 22 Trắc Nghiệm
Lịch Sử 12 Bài 22 Trắc Nghiệm

Miền Bắc vừa sản xuất vừa làm nghĩa vụ hậu phương

Sản xuất:

  • Nông nghiệp: diện tích canh tác được mở rộng, năng suất tăng, đạt “ba mục tiêu” (5 tấn thóc, 2 đầu lợn, 1 lao động/1ha/1 năm).
  • Công nghiệp: năng lực sản xuất ở một số ngành được giữ vững, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của sản xuất và đời sống.
  • Giao thông vận tải: đảm bảo thường xuyên thông suốt.

Làm nghĩa vụ hậu phương:

  • Miền Bắc luôn hướng về miền Nam ruột thịt, phấn đấu “mỗi người làm việc bằng hai”. Vì tiền tuyến kêu gọi, hậu phương sẵn sàng đáp lại: “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.
  • Tuyến đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển bắt đầu khai thông (tháng 5.1959), nối liền hậu phương với tiền tuyến.
  • Trong 4 năm (1965 1968) đưa hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội vào Nam chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng, cùng hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men,… tăng gấp 10 lần so với trước.
Lịch Sử 12 Bài 22 Trắc Nghiệm
Lịch Sử 12 Bài 22 Trắc Nghiệm

Mở rộng: Ngã ba Đồng Lộc

  • Di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc ở tỉnh Hà Tĩnh từng là một trong những trọng điểm bắn phá của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965 1968).
  • Đồng Lộc là một yết hầu giao thông quan trọng trên con đường vận tải chiến lược Bắc Nam nên Mĩ tập trung hỏa lực bắn phá, nhằm cắt đứt đường tiếp tế của người dân miền Bắc cho chiến trường miền Nam.
  • Rất nhiều chiến sĩ đã anh dũng hy sinh ở đây, trong đó tiêu biểu là 10 cô gái thành niên xung phong thuộc tiểu đội 4 tổng đội 55.
  • Ngày nay, Hà Tĩnh có công trình phụng tượng 10 nữ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc là công trình có giá trị lịch sử, tâm linh sâu sắc, được xây dựng bằng sự tự nguyện đóng góp của các viên chức ngành giáo dục, học sinh, sinh viên trong cả nước.
Lịch Sử 12 Bài 22 Trắc Nghiệm
Lịch Sử 12 Bài 22 Trắc Nghiệm

Bài viết trên Truongkinhdoanhcongnghe đã gửi tới bạn đọc bộ câu hỏi Lịch Sử 12 Bài 22 Trắc Nghiệm. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn.

Related Articles

Back to top button