Văn Học

Phương Thức Biểu Đạt Cô Bé Bán Diêm Là Gì?

Phương thức biểu đạt cô bé bán diêm là gì? Để trả lời cho câu hỏi này mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của trường kinh doanh công nghệ.

Phương Thức Biểu Đạt Cô Bé Bán Diêm
Phương Thức Biểu Đạt Cô Bé Bán Diêm

Câu hỏi: phương thức biểu đạt cô bé bán diêm là:

=> Phương thức biểu đạt cô bé bán diêm là phương thức tự sự

Kiến Thức Liên Quan – Phương Thức Biểu Đạt Cô Bé Bán Diêm

Phương thức biểu đạt tự sự là gì?

Phương thức biểu đạt là cách mà một người trình bày những thông tin mà họ muốn chia sẻ với người khác. Nhờ phương thức này, người ta có thể thể hiện và truyền đạt được những suy nghĩ, cảm xúc và tình cảm của bản thân.

Việc sử dụng các phương thức biểu đạt sẽ giúp cho mọi người hiểu nhau tốt hơn, tạo điều kiện cho các mối quan hệ giữa người với người thêm gắn bó và thân thiết.

Phương thức biểu đạt tự sự là cách mà người kể lại một câu chuyện có thứ tự các sự kiện, từ sự kiện này gây ra sự kiện kia và tạo nên kết cục cho câu chuyện.

Khi dùng phương thức này, người không chỉ kể chuyện mà còn phải miêu tả được nhân vật của mình và bày tỏ được cảm xúc, nhận định của mình về bản chất con người, về nhân vật có ảnh hưởng trong cuộc sống.

Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt tự sự

Phương Thức Biểu Đạt Cô Bé Bán Diêm
Phương Thức Biểu Đạt Cô Bé Bán Diêm

Khi sử dụng phương thức biểu đạt này thì trong nội dung thường sẽ phải có một cốt truyện, mạch truyện và chủ đề rõ ràng. Trong mạch truyện có các nhân vật, sự việc, sự kiện theo từng diễn biến, mạch cốt truyện. Các thể loại văn học thường sử dụng phương thức biểu đạt này gồm: 

  • Văn bản tiểu thuyết;
  • Văn học nghệ thuật;
  • Các bản tường trình/tường thuật;
  • Bản tin báo chí;…….

Tìm Hiểu Chi Tiết Về Tác Phẩm Cô Bé Bán Diêm

Phương Thức Biểu Đạt Cô Bé Bán Diêm
Phương Thức Biểu Đạt Cô Bé Bán Diêm

Bố cục

  • Đoạn 1: (Từ đầu đến “bàn tay em đã cứng đờ ra”): Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa giá rét
  • Đoạn 2: (tiếp đéo đến “họ đã về chầu Thượng Đế”): Các lần quẹt diêm, mộng tưởng và hiện thực
  • Đoạn 3: Còn lại: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm

Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm gia thừa giá rét

Hoàn cảnh:

  • Nhà nghèo, mồ côi mẹ, bà nội đã mất
  • Sống với cha: khó tính, nghiện rượu
  • Sống chui rúc một xó trên gác sát mái nhà
  • Em phải đi bán diêm trên phố

→ Nghèo khổ, bất hạnh, cô đơn, vất vả.

Hình ảnh em bé:

  • Thời gian: đêm khuya, giao thừa gần đến
  • Không gian: đường phố rét dữ dội, trong các nhà sáng rực, ngoài phố sực nức mùi ngỗng quay.
  • Em bé: đầu trần chân đất, bụng đói cật rét, dò dẫm trong bóng tối.

Nghệ thuật: tương phản

→ Tình cảnh đáng thương, tội nghiệp của cô bé.

=> Làm nổi bật nỗi cực khổ của cô bé bán diêm, gợi niềm thương cảm cho người đọc

Các lần quẹt diêm, mộng tưởng và thực tại

Phương Thức Biểu Đạt Cô Bé Bán Diêm
Phương Thức Biểu Đạt Cô Bé Bán Diêm
Mộng tưởngThực tại
Lò sưởi ấm nóng. → Sáng sủa, ấm áp.Lửa vụt tắt, sợ hãi → Tối tăm, lạnh lẽo.
Bàn ăn thịnh soạn. → Sung túc.Bức tường dày, phố lạnh lẽo → Nghèo khổ, thiếu thốn.
Cây thông lộng lẫy. → Vui tươi, đẹp đẽ.Ngọn nến biến thành sao. → Nuối tiếc, xót xa.
Bà nội về, cười hiền hậu. → Vui sướng.Ảo ảnh biến mất. → Đau khổ, tuyệt vọng.
Hai bà cháu bay lên. → Hạnh phúc ngập tràn.Cô bé chết bên đường. → Hiện thực phũ phàng, tàn nhẫn.

→ Các mộng tưởng đều phù hợp với hoàn cảnh và tâm lí của cô bé bán diêm:

  • Lần 1 vì trời rét.
  • Lần 2 vì bụng đói.
  • Lần 3 vì đó là đêm giao thừa.
  • Lần 4 vì cô bé thiếu tình yêu thương.
  • Lần 5 vì cô bé quá mệt mỏi, đau khổ trong cuộc sống hiện tại.

→ Cô bé luôn khao khát cuộc sống ấm no, hạnh phúc, luôn khát vọng tình yêu thương, mái ấm gia đình.

Hình ảnh que diêm

  • Xua đi cái giá rét.
  • Thể hiện mơ ước của cô bé về: mái ấm gia đình, cuộc sống no đủ, tình yêu thương.
  • Tố cáo xã hội: sự vô tâm của con người trong xã hội.

→ Thể hiện tinh thần nhân văn của tác giả.

Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm

Phương Thức Biểu Đạt Cô Bé Bán Diêm
Phương Thức Biểu Đạt Cô Bé Bán Diêm

 Chi tiết miêu tả: “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”.

→ Cái chết được miêu tả rất đẹp, cái chết của một người được toại nguyện.

→ Cái chết của thiên thần.

Tình cảm của tác giả

  • Cảm thông, xót xa cho thân phận cô bé.
  • Ca ngợi vẻ đẹp, khát vọng, mơ ước trong tâm hồn của cô bé.
  • Lên án sự thờ ơ, lãnh đạm của con người trong xã hội.

Giá trị nội dung

Qua câu truyện nhà văn đã đưa đến chúng ta một thông điệp ý nghĩa: Lòng thương cảm trước số phận của trẻ thơ bất hạnh, hãy phấn đấu vì một tương lai cho tuổi thơ tốt đẹp tràn đầy hạnh phúc.

Đặc sắc nghệ thuật

Với cách kể chuyện hấp dẫn chân thực, diễn biến tâm lí nhân vật sâu sắc, tác giả còn sử dụng thành công biện pháp tương phản nhằm tạo điểm nhấn về một số phấn bất hạnh nhưng em luôn cháy lên khát vọng sống tốt đẹp và những ước mơ tươi sáng.

Bài viết trên đây đã giải đáp về thắc mắc Phương Thức Biểu Đạt Cô Bé Bán Diêm là gì? cùng với đó là kiến thức liên quan mà Truongkinhdoanhcongnghe tổng hợp được. Hi vọng rằng bài viết hữu ích với bạn.

Related Articles

Back to top button