Cách Tính Sai Số Dụng Cụ Chuẩn Xác Nhất
Share your love
Trong bài viết dưới đây trường kinh doanh công nghệ sẽ hướng dẫn bạn đọc Cách Tính Sai Số Dụng Cụ nhanh và chuẩn xác nhất. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Sai số dụng cụ được tính như thế nào? Cách Tính Sai Số Dụng Cụ
Sai số dụng cụ ΔA’ thường lấy bằng nửa hoặc một độ chia trên dụng cụ. Là sự sai lệch do hạn chế về khả năng giác quan của con người do chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài.
Giá trị trung bình khi đo nhiều lần nột đại lượng A được tính: Đây là giá trị gần đúng nhất với giá trị thực của đại lượng A.
Phép đo các đại lượng vật lí
Để đo khối lượng một vật, ta dùng một cái cân. Cái cân là một ví dụ của dụng cụ đo, giúp ta so sánh khối lượng của vật với khối lượng của các quả cân, được quy ước bằng một đơn vị hoặc bội số nguyên của nó (1 gam, 1 kilôgam…).
Đây là phép đo trực tiếp, tức là phép so sánh một đại lượng vật lí với đại lượng cùng loại làm đơn vị. Một số đại lượng vật lí có thể đo trực tiếp như chiều dài, thời gian,… Nhưng một số khác như gia tốc, khối lượng riêng, thể tích,… thì không.
Ta phải xác định chúng qua các công thức liên hệ với các đại lượng đo trực tiếp. Đây là phép đo gián tiếp.
Ví dụ, gia tốc rơi tự do g có thể xác định theo công thức g = 2 2s t , thông qua hai phép đo trực tiếp là phép đo độ dài quãng đường s và thời gian rơi t. Phép đo như thế gọi là phép đo gián tiếp.
Sai Số Phép Đo
- Sai số hệ thống
Xét một vật có độ dài thực l = 32,7 mm. Nếu dùng thước có độ chia nhỏ nhất 1 mm để đo l, ta chỉ biết được l nằm trong khoảng từ 32 đến 33 mm, không thể xác định được phần lẻ trên thước. Đây là sai số dụng cụ, do đặc điểm cấu tạo của thước gây ra.
Sai số dụng cụ không thể tránh được và có thể lớn hơn nếu điểm 0 của thước bị sai. Khi đó, giá trị đo được sẽ luôn cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực. Đó là sai số hệ thống.
- Sai số ngẫu nhiên.
Khi đo thời gian rơi tự do của cùng một vật từ A đến B nhiều lần, ta thu được các kết quả không giống nhau. Sự sai lệch này không xác định được nguyên nhân, có thể do khả năng giác quan của người đo hạn chế, hoặc do điều kiện thí nghiệm thay đổi, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài … Đây là sai số ngẫu nhiên.
- Giá trị trung bình
Sai số ngẫu nhiên làm cho kết quả phép đo trở nên kém tin cậy. Để khắc phục người ta lặp lại phép đo nhiều lần. Khi đo n lần cùng một đại lượng A, ta nhận được các giá trị khác nhau : A1, A2, …An.
Trên đây Truongkinhdoanhcongnghe đã hưỡng dẫn bạn Cách Tính Sai Số Dụng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn giải các bài tập. Chúc bạn học tập tốt!
Xem thêm: