Vẽ Hình Chiếu Phối Cảnh Chữ I
Share your love
Trong bài viết dưới đây Trường kinh doanh công nghệ hướng dẫn bạn Vẽ Hình Chiếu Phối Cảnh Chữ I. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Trả Lời: Vẽ Hình Chiếu Phối Cảnh Chữ I
Khái niệm hình chiếu phối cảnh là gì?
Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.
Trong phép chiếu này, tâm chiếu chính là mắt người quan sát (còn gọi là điểm nhìn), mặt phẳng hình chiếu là một mặt phẳng thẳng đứng tưởng tượng, được gọi là mặt tranh, mặt phẳng nằm ngang trên đó đặt các vật thể cần biểu diễn được gọi là mặt phẳng vật thể.
Mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm nhìn gọi là mặt phẳng tầm mắt. Mặt phẳng tầm mắt cắt mặt tranh theo một đường thẳng gọi là đường chân trời
Cách xây dựng hình chiếu phối cảnh của vật thể
- Mặt phẳng nằm ngang trên đó đặt vật thể là mặt phẳng vật thể
- Tâm chiếu là mắt người quan sát
- Mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm nhìn gọi là mặt phẳng tầm mắt
- Mặt phẳng thẳng đứng tưởng tượng được gọi là mặt phẳng hình chiếu hay mặt tranh
- Mặt phẳng tầm mắt cắt mặt tranh theo một đường thẳng gọi là đường chân trời
Thực hiện phép chiếu để có hình chiếu phối cảnh:
- Từ tâm chiếu kẻ các đường nối với các điểm của vật thể
- Từ hình chiếu của tâm chiếu trên đường chân trời kẻ các đường tương ứng (thuộc mặt tranh)
- Các đường tương ứng cắt nhau tại các điểm. Nối các điểm được hình chiếu phối cảnh của vật thể trên mặt phẳng hình chiếu
Phương Pháp Vẽ Phác Hình Chiếu Phối Cảnh
Bài tập: Vẽ hình chiếu phối cảnh 1 điểm của vật thể sau:
Hình 1. Các hình chiếu của vật thể
Bước 1. Vẽ đường nằm ngang t – t làm đường chân trời
Hình 2. Vẽ đường chân trời
Bước 2. Chọn F’ làm điểm tụ trên t – t
Hình 3. Vẽ điểm tụ
Bước 3. Vẽ lại hình chiếu đứng của vật thể
Hình 4. Vẽ hình chiếu đứng của vật thể
Bước 4. Nối các điểm trên hình chiếu đứng với điểm F’
Hình 5. Xác định các điểm trên hình chiếu đứng
Bước 5. Trên đoạn nối từ hình chiếu đứng đến F’ lấy một điểm để xác định chiều rộng của vật thể. Từ điểm đó kẻ các đường song song với các cạnh của vật thể
Hình 6. Xác định chiều rộng của vật thể
Bước 6. Nối các điểm tìm được thì ta được hình chiếu phối cảnh của vật thể vẽ phác
Hình 7. Vẽ hình chiếu phối cảnh của vật thể
Bước 7. Tô đậm các cạnh thấy của vật thể và hoàn thiện hình chiếu phối cảnh đã xây dựng
Hình 8. Tô đậm các cạnh thấy của vật thể
Hình 9. Hình dạng của vật thể
Chú ý:
Muốn thể hiện mặt bên nào của vật thể thì chọn điểm tụ F’ về phía bên đó của hình chiếu đứng
Khi F’ ở vô cùng, các tia chiếu song song nhau, hình chiếu nhận được có dạng hình chiếu trục đo của vật thể
Bài viết trên Truongkinhdoanhcongnghe đã hướng dẫn bạn Vẽ Hình Chiếu Phối Cảnh Chữ I, bên cạnh đó củng cố lại kiến thức liên quan về hình chiếu phối cảnh. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn.
Xem thêm: