Công Thức Tính Tiết Diện Dây Dẫn Lớp 9
Share your love
Tính tiết diện dây dẫn theo công suất sẽ giúp hệ thống điện hoạt động ổn định với các thiết bị điện liên kết trong cùng hệ thống. Xác định công suất của các dụng cụ điện đảm bảo được các thiết bị điện có tuổi thọ cao hơn. Vậy Công Thức Tính Tiết Diện Dây Dẫn Lớp 9 là gì? Điều này sẽ được trường kinh doanh công nghệ giải đáp trong bài viết sau.
Tiết diện dây dẫn là gì? Công Thức Tính Tiết Diện Dây Dẫn Lớp 9
Theo chương trình học vật lý, thì tiết diện dây dẫn được định nghĩa là phần diện tích mặt cắt vuông góc với dây dẫn. Tức là cái phần mà chúng ta nhìn thấy khi lấy kéo hay kềm cắt ngang dây điện theo góc vuông với dây thì được gọi là tiết diện dây dẫn. Lưu ý là phần diện tích này chỉ bao gồm phần mặt kim loại của dây, chứ không bao gồm phần vỏ dây các bạn nhé.
Hình minh hoạ bên dưới thể hiện mặt cắt cho chúng ta thấy được phần tiết diện dây dẫn.
Công thức cách tính tiết diện dây dẫn
Để có thể tính được tiết diện sẽ khác với công thức tính điện lượng bạn sẽ áp dụng công thức gần đúng như sau:
S=I/J
Trong đó:
- S: là tiết diện dây dẫn được tính bằng mm2
- I: dòng điện chạy qua mặt cắt vuông, đơn vị tính bằng Ampere (A)
- J: mật độ dòng điện cho phép (A/mm2)
Mật độ của dòng điện được quy ước được cho phép của dây đồng J~ 6A/mm2
Mật độ dòng điện được cho phép của dây nhôm J~ 4,5 A/mm2
Ví dụ: Một thiết bị 3 pha có công suất là là 10 kW ta có cách tính tiết diện của đoạn dây dẫn như sau:
- Cách tính cường độ dòng điện tổng là:
I = P / U = 10000 / 380 = 26,3 A.
- Tiết diện dây dẫn
S = 26,3 / 6 = 4,4 mm2
Như vậy ta có thể chọn được loại dây dẫn điện solar có tiết diện sẽ là 5mm2. Dựa trên công thức tính tiết diện dây dẫn lớp 9 đã được học qua sách giáo khoa
Công thức tính công suất tiêu thụ điện
Nếu U và I không đổi theo thời gian tức dòng điện không đổi thì ta có công thức tính công suất tiêu thụ sẽ là (đây là công thức phổ biến nhất để tính công suất):
P = U x I x Cosφ
- Đơn vị tính công suất P là Watt (W), được đặt theo tên của nhà khoa học James Watt.
- Đơn vị tính hiệu điện thế U là Volt (V), được đặt theo tên của nhà vật lý người Ý Alessandro Volta
- Đơn vị tính cường độ dòng điện I là Ampe (A), lấy tên theo nhà Vật lý và Toán học người Pháp là André Marie Ampère
- Cosφ là hệ số công suất. Ở Việt Nam, hệ số công suất của lưới điện là 0,8.
Công thức tính cường độ dòng điện
- Công thức tính cường độ dòng điện dòng điện 1 pha:
I = P / U * Cosφ
- Công thức tính dòng điện ba pha:
I = P / (√3 * pf * V)
Bảng tra dây dẫn
(mm) | Công Suất (kW) | Công Suất (kW) | Dòng Điện (A) |
Tại 220V | Tại 380V | 220V | |
0.75 | 0.35 | 1.05 | 1.875 |
1 | 0.47 | 1.40 | 2.5 |
1.25 | 0.58 | 1.75 | 3.125 |
1.5 | 0.70 | 2.10 | 3.75 |
2 | 0.94 | 2.81 | 5 |
2.5 | 1.17 | 3.51 | 6.25 |
3.5 | 1.64 | 4.91 | 8.75 |
4 | 1.87 | 5.61 | 10 |
5.5 | 2.57 | 7.71 | 13.75 |
6 | 2.81 | 8.42 | 15 |
8 | 3.74 | 11.22 | 20 |
10 | 4.68 | 14.03 | 25 |
11 | 5.14 | 15.43 | 27.5 |
14 | 6.55 | 19.64 | 35 |
16 | 7.48 | 22.44 | 40 |
22 | 10.29 | 30.86 | 55 |
25 | 11.69 | 35.06 | 62.5 |
30 | 14.03 | 42.08 | 75 |
35 | 16.36 | 49.09 | 87.5 |
38 | 17.77 | 53.30 | 95 |
50 | 23.38 | 70.13 | 125 |
60 | 28.05 | 84.15 | 150 |
70 | 32.73 | 98.18 | 175 |
80 | 37.40 | 112.20 | 200 |
95 | 44.41 | 133.24 | 237.5 |
100 | 46.75 | 140.25 | 250 |
120 | 56.10 | 168.30 | 300 |
125 | 58.44 | 175.31 | 312.5 |
150 | 70.13 | 210.38 | 375 |
150 | 70.13 | 210.38 | 375 |
185 | 86.49 | 259.46 | 462.5 |
200 | 93.50 | 280.50 | 500 |
240 | 112.20 | 336.60 | 600 |
250 | 116.88 | 350.63 | 625 |
300 | 140.25 | 420.75 | 750 |
400 | 187.00 | 561.00 | 1000 |
Cách Chọn Tiết Diện Dây Dẫn Theo Công Suất
Lựa Chọn Dựa Theo Kinh Nghiệm
Xác định nguồn điện sẽ sử dụng: người dùng cần dựa trên những thiết bị điện thực tế sử dụng trong mạng lưới điện trong nhà. Đó là thiết bị điện 1 pha hay 3 pha, nguồn điện cung cấp nơi ở là nguồn điện loại nào. Hiện nay, phần lớn nguồn điện sử dụng cho các hộ gia đình thuộc nguồn 1 pha 2 dây.
- Tính tổng công suất thiết bị sẽ tiêu thụ: bao gồm các thiết bị điện như quạt, đèn, tivi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, máy bơm nước…
- Lựa chọn tiết diện dây dẫn cho từng khu vực trong nhà ở: cần căn cứ vào công suất chịu tải của từng nhánh điện cũng như vị trí lắp đặt ở trong nhà hay ngoài trời.
Lựa Chọn Dựa Theo Bảng Tiết Diện Dây Dẫn
Sử dụng dây dẫn điện có tiết diện quá lớn sẽ làm hao tổn điện năng, lãng phí tiền bạc, ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ của hệ thống điện.
Tuy nhiên, nếu chọn dây dẫn điện có tiết diện quá nhỏ thì sẽ dẫn đến tình trạng quá tải. Hiện tượng nóng chảy, cháy nổ, gây nguy hiểm cho người sử dụng hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy người dùng cần tính toán và lựa chọn dây dẫn có tiết diện và cường độ phù hợp.
Dưới đây là một số gợi ý về cách chọn tiết diện dây dẫn dựa theo công suất và cường độ dòng điện.
- Đối với những dây nhánh trong hệ thống điện – dây từ ổ cắm tới những thiết bị có công suất nhỏ ,1kw như tivi, tủ lạnh hay quạt điện thì nên chọn loại dây có tiết diện 2×1.5mm2
- Một số loại dây di động có công suất > 1kw như bếp điện, lò sưởi thì nên dùng dây dẫn có tiết diện lớn hơn, vào khoảng 2 x 2.5mm2
- Với những thiết bị công suất > 2kw, hãy lựa chọn dựa vào bảng hướng dẫn chi tiết như trên để tìm được dây dẫn có tiết diện phù hợp
Như vậy Truongkinhdoanhcongnghe vừa gửi tới bạn đọc Công Thức Tính Tiết Diện Dây Dẫn Lớp 9, cùng với những kiến thức liên quan. Hi vọng bài viết này hữu ích với bạn. Chúc bạn học tập tốt!
Xem thêm: