So Sánh Giảm Phân Và Nguyên Phân
Trong bài viết sau, Trường kinh doanh công nghệ sẽ hướng dẫn bạn đọc So Sánh Giảm Phân Và Nguyên Phân chi tiết và chính xác nhất. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Bảng So Sánh Giảm Phân Và Nguyên Phân
Giống nhau:
- Đều có sự tự nhân đôi của NST.
- Đều trải qua các kì phân bào tương tự.
- Đều có sự biến đổi hình thành NST theo chu kì đóng và tháo xoắn.
- NST đều tập trung trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa.
- Đều là cơ chế sinh học đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.
Khác nhau:
Nguyên phân | Giảm phân |
– Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. – Chỉ 1 lần phân bào. – Mỗi NST tương đồng nhân đôi thành 2 NST kép gồm hai crômatit. – Kì đầu không xảy ra trao đổi chéo giữa hai crômatit cùng nguồn gốc. – Kì giữa các NST tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. | – Xảy ra ở tế bào sinh dục khi chín. – Gồm 2 lần phân bào liên tiếp. – Mỗi NST nhân đôi thành một cặp NST tương đồng kép gồm 4 crômatit. – Kì đầu I xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai crômatit khác nguồn gốc. – Kì giữa I các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo. |
Kì sau, crômatit trong từng cặp NST tương đồng kép tách thành 2 NST đơn phân li về hai cực tế bào. | Kì sau I các NST đơn ở trạng thái kép trong từng cặp NST tương đồng phân li để tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn ở trạng thái kép, khác nhau về nguồn gốc. |
Kì cuối: Hình thành 2 tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ (2n NST) | – Kì cuối I: Hình thành hai tế bào con có bộ NST n kép. – Kì cuối II tạo ra 4 tế bào con chứa bộ NST n. |
Ý nghĩa: – Là kết quả phân hóa để hình thành nên các tế bào sinh dưỡng khác nhau. – Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể. | Ý nghĩa: – Hình thành nên nhiều loại giao tử khác nhau. – Các giao tử chứa bộ NST n qua thụ tinh sẽ khôi phục lại bộ 2n của loài. – Là cơ sở tạo ra biến dị tổ hợp, làm phong phú đa dạng cho sinh giới. |
Kiến thức liên quan – So Sánh Giảm Phân Và Nguyên Phân
Giảm phân là gì?
Giảm phân được hiểu là quá trình từ tế bào phân chia để tạo ra giao tử (tinh trùng và trứng). Sau khi qua giảm phân thì đc 4 tế bào con có 1 nửa bộ NST của tế bào mẹ, tức là n (vì n (từ trứng) + n(từ tinh trùng) =2n (bộ NST bình thường) Giảm phân là quá trình tạo ra tế bào con có 1 nửa bộ NST để làm giao tử
Quá trình giảm phân có đặc trưng sau:
Giảm phân I:
- Kì đầu I: NST kép bắt đầu co xoắn. Các cặp NST có thể xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo.
- Kì giữa I: NST co xoắn cực đại và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau I: Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào.
- Kì cuối I: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành.
Kết quả: Mỗi tế bào mang 2n NST đơn qua giảm phân I tạo ra 2 con chứa n NST kép bằng một nửa bộ NST của tế bào mẹ.
Giảm phân II:
- Kì đầu II: NST co xoắn.
- Kì giữa II: NST co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
- Kì sau II: 2 cromatit tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực của tế bào.
- Kì cuối II: Các NST nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành.
Kết quả: 1 tế bào mang 2n NST trải qua giảm phân tạo thành 4 tế bào con có n NST.
Kết quả của giảm phân:
- Từ 1 tế bào mẹ có 2n NST kép tạo ra 4 tế bào con có bộ NST n đơn .
- Ở giới đực:
Không xảy ra hoán vị gen thì 1 tế bào sinh tinh giảm phân bình thường sẽ tạo ra 4 tinh trùng (n) trong đó có 2 loại tinh trùng có kiểu gen khác nhau.
Hoán vị gen thì 1 tế bào sẽ tạo ra 4 loại tinh trùng có kiểu gen khác nhau.
Ở giới cái: Tế bào sinh trứng luôn chỉ tạo ra 1 tế bào trứng (n) và 3 thể định hướng (n)
Khái niệm nguyên phân là gì?
Nguyên phân là quá trình phân bào nguyên nhiễm, quá trình tạo ra 2 tế bào có bộ máy di truyền trong tế bào giống với tế bào mẹ ban đầu. Nguyên phân có thể thấy ở các tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai (tế bào sinh tinh và sinh trứng không có khả năng này).
Quá trình nguyên phân
Nguyên phân như chúng ta đã biết, đây là hình thức phân chia tế bào phổ biến ở sinh vật nhân thực.
Quá trình nguyên phân này bao gồm 2 giai đoạn, đó là phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
Phân chia nhân: Căn cứ vào một số dấu hiệu đặc trưng, phân chia nhân trong quá trình nguyên phân sẽ được chia làm 4 giai đoạn cụ thể như sau:
- Kỳ đầu: các nhiễm sắc thể kép dần co xoắn, màng nhân và nhân con tại kì đầu cũng sẽ dần tiêu biến, thoi phân bào dần xuất hiện.
- Kỳ giữa: các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại và xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Mỗi nhiễm sắc thể kép đính với thoi phân bào ở tâm động.
- Kỳ sau: các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về hai cực của tế bào.
- Kỳ cuối: các nhiễm sắc thể tại kì này sẽ dần dãn xoắn, màng nhân và nhân con dần xuất hiện.
Phân chia tế bào chất Khi kỳ sau hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền, tế bào sẽ bắt đầu phân chia tế bào chất để nhằm mục đích có thể thông qua đó hình thành nên hai tế bào con.
- Đối với động vật: sự phân chia tế bào chất ở các động vật sẽ diễn ra bằng cách thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo.
- Đối với thực vật : sự phân chia tế bào chất ở các thực vật diễn ra bằng cách hình thành vách ngăn bằng xenlulôzơ ở trung tâm tế bào để nhằm có thể dần ngăn cách tế bào mẹ thành 2 tế bào con.
Kết quả xảy ra là từ một tế bào mẹ tạo ra hai tế bào con có đặc điểm di truyền giống nhau và hai tế bào con có đặc điểm di truyền giống hệt tế bào mẹ.
Trên đây là những kiến thức liên quan đến bài tập So Sánh Giảm Phân Và Nguyên Phân. Truongkinhdoanhcongnghe hi vọng bài viết hữu ích với bạn.
Xem thêm: