Văn Học

Soạn Bài Tiếng Gà Trưa Lớp 7 Cánh Diều

Trong bài viết sau, trường kinh doanh công nghệ sẽ hướng dẫn bạn Soạn Bài Tiếng Gà Trưa Lớp 7 Cánh Diều đầy đủ và chi tiết. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Soạn Bài Tiếng Gà Trưa Lớp 7 Cánh Diều
Soạn Bài Tiếng Gà Trưa Lớp 7 Cánh Diều

Nội Dung Soạn Bài Tiếng Gà Trưa Lớp 7 Cánh Diều

 Tác giả Xuân Quỳnh

  • Xuân Quỳnh (1942 – 1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. – Quê quán: La Khê, thành phố Hà Đông – Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
  • Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, bà được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành.
  • Tác phẩm chính: Hoa dọc chiến hào (1968); Gió Lào cát trắng (1974); Tự hát (1984); Hoa cỏ may (1989),…
  • Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh.
  • Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.
  • Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ.
  • Hoàn cảnh ra đời : Bài thơ được ra đời trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Thể loại

  • Có nguồn gốc từ thơ ca dân gian (từ hát dặm nghệ Tĩnh và về dân gian).
  • Ngũ ngôn
  • Một bài có nhiều khổ.
  • Một bài khổ có 4 câu và nhiều hơn 4 câu.
  • Một câu: Có 5 tiếng (có thể có ít và nhiều hơn).
  • Vần linh hoạt.
  •  Nhịp 3/2 ; 2/3 ; 1/2/2.

Bố cục

Soạn Bài Tiếng Gà Trưa Lớp 7 Cánh Diều
Soạn Bài Tiếng Gà Trưa Lớp 7 Cánh Diều
  • Phần 1 (7 câu đầu): Tiếng gà cất lên trên đường hành quân (Hiện tại)
  • Phần 2 (26 câu tiếp): Tiếng gà gọi về tuổi thơ(Quá khứ)
  • Phần 3 (khổ cuối): Tiếng gà giục giã tinh thần chiến đấu (Hiện tại – tương lai)

Câu 1 (trang 49, SGK Ngữ Văn 7, tập 1)

Đọc lướt bài thơ, chỉ ra dòng nào không đủ năm tiếng. Số dòng trong mỗi khổ có giống nhau không?

Soạn Bài Tiếng Gà Trưa Lớp 7 Cánh Diều
Soạn Bài Tiếng Gà Trưa Lớp 7 Cánh Diều

Phương pháp giải:

Đếm chữ trong mỗi dòng thơ và số dòng trong mỗi khổ

Lời giải chi tiết:

  • Các dòng thơ không phải năm chữ: dòng “Tiếng gà trưa” ở đầu mỗi khổ 2, 3 và 5.
  • Trong mỗi khổ, số dòng dài ngắn khác nhau. Chẳng hạn khổ 1 có 7 dòng, khổ 2 có 6 dòng, khổ 3 lại có 4 dòng

Câu 2 (trang 50, SGK Ngữ Văn 7, tập 1)

Xác định vần và nhịp của bài thơ

Soạn Bài Tiếng Gà Trưa Lớp 7 Cánh Diều
Soạn Bài Tiếng Gà Trưa Lớp 7 Cánh Diều

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ, xác định vần và nhịp.

Lời giải chi tiết:

  • Cách gieo vần trong bài thơ rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu.
  • Các dòng thơ chủ yếu ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, có dòng thơ ngắt nhịp 1/4.

Câu 1 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Cảm xúc nào xuyên suốt bài thơ Tiếng gà trưa? Em hiểu người xưng “cháu” trong bài thơ là ai?

Trả lời:

  • Cảm xúc xuyên suốt bài thơ là cảm xúc, tình cảm của người cháu với bà và ổ trứng hồng. 
  • Cảm xúc đó được khơi gợi từ tiếng gà trưa trên đường mà người cháu đang hành quân xa nhà.
  • Người xưng cháu trong bài thơ chính là tác giả Xuân Quỳnh đang trên đường hành quân, nghe được tiếng gà trưa và nhớ về người bà yêu quý.

Câu 2 (trang 51, SGK Ngữ Văn 7, tập 1)

Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại mấy lần trong bài thơ? “Tiếng gà trưa” đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh và kỉ niệm gì của tuổi thơ? Em ấn tượng với hình ảnh hoặc kỉ niệm nào nhất? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ và đếm số lần lặp lại của câu thơ. Liệt kê các hình ảnh gắn với tiếng gà trưa và chọn ra hình ảnh ấn tượng nhất

Lời giải chi tiết:

  • Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại 3 lần ở đầu của 3 khổ thơ 2,3 và 5.
  • Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp xinh, một kỉ niệm thời thơ dại tò mò xem gà đẻ trứng nên đã bị bà mắng. Tiếng gà trưa đặc biệt đã gợi lại hình ảnh người bà giàu lòng yêu thương, luôn luôn đùm bọc chắt chiu chăm lo trọn lòng cho cháu nhỏ và niềm mong ước nhỏ bé của tuổi thơ được bộ quần áo mới có từ tiền bán gà. Ước mong tươi đẹp hồn nhiên ấy đi vào cả trong giấc ngủ của tuổi thơ.
  • Em ấn tượng nhất với hình ảnh người bà lo lắng chăm nuôi đàn gà, đùm bọc chắt chiu để dành dụm tiền mua quần áo mới cho người cháu, xây lên những ước mơ tươi đẹp tuổi thần tiên. Hình ảnh đó thể hiện được tình cảm bà cháu thân thuộc, bà hết lòng tần tảo hy sinh để cháu có cuộc sống ấm no hạnh phúc

Câu 3 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

 Người bà hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết nào? Qua đó, em có cảm nhận như thế nào về người bà và những tình cảm người cháu dành cho bà?

Trả lời:

  • Người bà hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết: tay bà khum soi trứng, bà lo lắng khi mùa đông đến đàn gà toi. Qua đó ta thấy hình ảnh người bà chịu thương chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống nhiều vất vả, lo toan.
  • Tình cảm người cháu dành cho bà sâu nặng, thắm thiết, cháu yêu thương, quý trọng, biết ơn bà.

Bài viết trên Truongkinhdoanhcongnghe đã hướng dẫn bạn Soạn Bài Tiếng Gà Trưa Lớp 7 Cánh Diều. Hi vọng bài viết này hữu ích với bạn nhé!

Related Articles

Back to top button