Văn Học

Liệt Kê Những Tiếng Có Đủ Các Bộ Phận Như Tiếng Bầu

Tiếng được cấu tạo bởi 3 bộ phần: âm đầu, vần và thanh. Tiếng “Bầu” là tiếng có đủ 3 bộ phận này. Vậy hãy Liệt Kê Những Tiếng Có Đủ Các Bộ Phận Như Tiếng Bầu . Mời bạn đọc theo dõi hướng dẫn giải trong bài viết dưới đây của trường kinh doanh công nghệ.

Tiếng Có Đủ Các Bộ Phận Như Tiếng “ Bầu “
Tiếng Có Đủ Các Bộ Phận Như Tiếng “ Bầu “

Bảng liệt kê những Tiếng Có Đủ Các Bộ Phận Như Tiếng “ Bầu “

TiếngÂm đầuVầnThanh
Bầub (bờ)âuhuyền
ơiơingang
thươngth (thờ)ươngngang
lấyl (lờ)âysắc
b (bờ)isắc
cùngc (cờ)unghuyền
tuyt (tờ)uyngang
rằngr (rờ)ănghuyền
kháckh (khờ)acsắc
giốnggi (gi)ôngsắc
nhưngnh(nhờ)ưngngang
chungch(chờ)ungngang
mộtm (mờ)ôtnặng
giàngi (gi)anhuyền

Nhận xét:

  • Những tiếng có đủ các bộ phận như tiếng bầu: thương, lấy, bí, cùng, tuy, rằng, khác, giống, nhưng, chung, một, giàn.
  • Tiếng không có đủ các bộ phận: ơi (không có âm đầu).

Kiến thức liên quan – Những Tiếng Có Đủ Các Bộ Phận Như Tiếng “ Bầu “

Tiếng Có Đủ Các Bộ Phận Như Tiếng Bầu
Tiếng Có Đủ Các Bộ Phận Như Tiếng “ Bầu “

“Từ” là gì?

Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, được sử dụng để chỉ hiện tượng, sự vật, tính chất, trạng thái… Từ ngữ có nhiều công dụng như để gọi tên của một sự vật hoặc hiện tượng, nó có thể là một danh từ, tính chất là một tính từ hay hoạt động là một động từ.

Ví dụ: “Từ đấy nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi”

Gồm có 8 từ: từ/đấy/nước/ta/chăm/nghề/trồng trọt/chăn nuôi

Đặc điểm của từ

  • Về chức năng: Từ là đơn vị dùng để đặt câu. Nhờ đặc điểm này mà phân biệt từ với tiếng. Tiếng chỉ có chức năng cấu tạo từ. Những tiếng có thể dùng độc lập để đặt câu được gọi là từ đơn.
    Ví dụ: từ học sinh gồm hai tiếng: học + sinh.
  • Về cấu trúc: trong số các đon vị dùrig để đặt câu, từ là đon vị nhỏ nhất. Nhờ đặc điểm này mà phân biệt từ với đơn vị bậc trên nó là cụm từ.
    Ví dụ: Trong câu: Sáng sáng, em đi học. gồm có 4 từ: sáng sáng, em, đi, học.
  • Đa số các tiếng trong tiếng Việt có nghĩa, ví dụ: nhà, mẹ, vui, hoa…, cũng có những tiếng không có nghĩa.
    Ví dụ: loắt (trong từ loắt choắt), xắn (trong từ xinh xắn),…

Phân loại từ theo cấu tạo ngữ pháp

Dựa vào số lượng tiếng trong từ, có các loại từ sau:

  •  Từ đơn: từ chỉ gồm một tiếng (ví dụ: cá, thóc, vua, mèo,…).  
  • Từ phức: từ gồm hai hoặc nhiều tiếng (ví dụ: sách giáo khoa, con cháu, lom khom,…).

Từ phức được phân thành từ ghép và từ láy.

  • Từ ghép: từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa (ví dụ: ông bà, con cháu, hoa quả, xe đạp,…).
  • Từ láy: từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng (ví dụ: loắt choắt, lác đác, sạch sành sanh,…).

Khái niệm Tiếng là gì?

Tiếng là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất hay còn gọi là chuỗi âm nhỏ nhất (nghĩa là mỗi lần phát âm chúng ta sẽ tạo thành một tiếng).

Tiếng cấu tạo nên từ. Tiếng có thể có hoặc không có ý nghĩa rõ ràng.

Ví dụ: Quả chôm chôm: có 2 từ là quả và chôm chôm (vì một mình tiếng chôm chưa đủ để làm rõ nghĩa của loại trái này nên cần có 2 tiếng tạo thành từ “chôm chôm”).

Phân biệt giữa từ và tiếng

Tiếng Có Đủ Các Bộ Phận Như Tiếng Bầu
Tiếng Có Đủ Các Bộ Phận Như Tiếng Bầu

Tiếng được phát âm tự nhiên có nghĩa hoặc không có nghĩa, là đơn vị phát âm nhỏ nhất, mỗi lần phát âm chúng ta sẽ tạo thành một tiếng.

Ví dụ:

Thần dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi và cách ăn ở

  • Gồm có 12 tiếng: Thần/dạy/dân/cách/trồng/trọt/chăn/nuôi/và/cách/ăn/ở
  • Có 8 từ: Thần/dậy/dân/cách/trồng trọt/chăn nuôi/và/ăn ở

Như vậy từ được tạo nên bởi tiếng, có từ gồm một tiếng, có từ gồm hai tiếng trở lên. Nếu một tiếng không có nghĩa thì sẽ đi kèm với một tiếng khác để tạo thành nghĩa của một từ.

Tiếng Có Đủ Các Bộ Phận Như Tiếng Bầu
Tiếng Có Đủ Các Bộ Phận Như Tiếng Bầu

Cách phân định ranh giới từ

Để tách câu thành từng từ, ta phải chia câu thành từng phần có nghĩa sao cho được nhiều phần nhất (chia cho đến phần nhỏ nhất). Vì nếu chia câu thành từng phần có nghĩa nhưng chưa phải là nhỏ nhất thì phần đó có thể là 1 cụm từ chứ chưa phải là 1 từ.

Dựa vào tính hoàn chỉnh về cấu tạo và về nghĩa của từ, ta có thể xác định được 1 tổ hợp nào đó là 1 từ (từ phức) hay 2 từ đơn bằng cách xem xét tổ hợp ấy về 2 mặt : kết cấu và nghĩa.

Cách 1: Dùng thao tác chêm, xen: Nếu quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà lỏng lẻo, dễ tách rời, có thể chêm, xen 1 tiếng khác từ bên ngoài vào mà nghĩa của tổ hợp về cơ bản vẫn không thay đổi thì tổ hợp ấy là 2 từ đơn.

V.D:

  • tung cánh –> Tung đôi cánh
  • lướt nhanh –> Lướt rất nhanh

(Hai tổ hợp trên đã thêm tiếng đôi, rất nhưng nghĩa các từ này về cơ bản không thay đổi, do đó tung cánh và lướt nhanh là kết hợp 2 từ đơn)

Ngược lại, nếu mối quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà chặt chẽ, khó có thể tách rời và đã tạo thành một khối vững chắc, mang tính cố định (không thể chêm, xen) thì tổ hợp ấy là 1 từ phức.

V.D:

  • chuồn chuồn nước –> chuồn chuồn sống ở nước
  • mặt hồ –> mặt của hồ

(Khi ta chêm thêm tiếng sống và của vào, cấu trúc và nghĩa của 2 tổ hợp trên đã bị phá vỡ, do đó chuồn chuồn nước và mặt hồ là kết hợp 1 từ phức)

Cách 2: Xét xem trong kết hợp có yếu tố nào đã chuyển nghĩa hay mờ nghĩa gốc hay không.

V.D: bánh dày (tên 1 loại bánh); áo dài (tên 1 loại áo) đều là các kết hợp của 1 từ đơn vì các yếu tố dày, dài đã mờ nghĩa, chỉ còn là tên gọi của 1 loại bánh, 1 loại áo, chúng kết hợp chặt chẽ với các tiếng đứng trước nó để tạo thành 1 từ.

Cách 3: Xét xem tổ hợp ấy có nằm trong thế đối lập không,nếu có thì đấy là kết hợp của 2 từ đơn.

VD: có xoè ra chứ không có xoè vào / có rủ xuống chứ không có rủ lên

==> xoè ra, rủ xuống là 1 từ phức

ngược với chạy đi là chạy lại / ngược với bò vào là bò ra

==> chạy đi, bò ra là những kết hợp của 2 từ đơn

Chú ý:

+ Khả năng dùng 1 yếu tố thay cho cả tổ hợp cũng là cách để chúng ta xác định tư cách từ.

VD: cánh én (chỉ con chim én)

tay người (chỉ con người)

+ Có những tổ hợp mang tính chất trung gian, nghĩa của nó mang đặc điểm của cả 2 loại (từ phức và 2 từ đơn). Trong trường hợp này, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ta có kết luận nó thuộc loại nào.

Tiếng Có Đủ Các Bộ Phận Như Tiếng Bầu
Tiếng Có Đủ Các Bộ Phận Như Tiếng Bầu

Bài tập

Ghi kết quả phân tích các tiếng trong câu tục ngữ dưới đây vào bảng:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

TiếngÂm đầuVầnThanh
NhiễunhiêuNgã
Điều
Phủ
Lấy
Giá
Gương
Người
Trong
Một
Nước
Phải
Thương
Nhau
Cùng

Như vậy bài viết trên đây truongkinhdoanhcongnghe đã hướng dẫn bạn đọc Liệt Kê Những Tiếng Có Đủ Các Bộ Phận Như Tiếng “ Bầu “. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn.

Related Articles

Back to top button