Giáo Dục Công Dân

Câu Hỏi Trắc Nghiệm Công Dân 12 Bài 1

Trong bài viết dưới đây Trường kinh doanh công nghệ sẽ giới thiệu tới bạn bộ Câu Hỏi Trắc Nghiệm Công Dân 12 Bài 1 cùng đáp án. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Trắc Nghiệm Công Dân 12 Bài 1
Trắc Nghiệm Công Dân 12 Bài 1

Chi tiết câu hỏi Trắc Nghiệm Công Dân 12 Bài 1 và hướng dẫn trả lời- Pháp luật đời sống (phần 1)

Câu 1. Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện

A. Bằng quyền lực Nhà nước.

B. Bằng chủ trương của Nhà nước.

C. Bằng chính sách của Nhà nước.

D. Bằng uy tín của Nhà nước.

Đáp án đúng là A. Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện Bằng quyền lực Nhà nước.

Câu 2. Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật

A. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

B. do Nhà nước ban hành.

C. luôn tồn tại trong mọi xã hội.

D. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Đáp án đúng là A. Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không thể hiện pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật?

A. Nhà nước sử dụng pháp luật để phát huy quyền lực của mình.

B. Nhà nước sử dụng pháp luật để kiểm tra, kiểm soát hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, Cơ quan trong cả nước.

C. Nhà nước khuyến khích nhân dân tìm hiểu pháp luật.

D. Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật sẽ đảm bảo dân chủ và công bằng.

Đáp án đúng là C. Nội dung “Nhà nước khuyến khích nhân dân tìm hiểu pháp luật” không thể hiện pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật.

Câu 4. Cảnh sát giao thông xử lí đúng luật việc A đi xe máy ngược chiều và gây tai nạn là biểu hiện rõ nhất đặc trưng nào dưới đây của pháp luật: 

A. Tính quy phạm phổ biến

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung

C. Tính chặt chẽ về hình thức

D. Tính chặt chẽ về nội dung

Đáp án đúng là B. Cảnh sát giao thông xử lí đúng luật việc A đi xe máy ngược chiều và gây tai nạn là biểu hiện rõ nhất đặc trưng Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 5. Bên cạnh bản chất giai cấp, pháp luật còn mang bản chất:

A. Dân tộc

B. Xã hội

C. Thời đại

D. Nhân loại

Đáp án đúng là B. Bên cạnh bản chất giai cấp, pháp luật còn mang bản chất Xã hội.

Kiến thức cơ bản- Pháp luật đời sống (phần 1)-Trắc Nghiệm Công Dân 12 Bài 1

Pháp luật là gì?

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Trắc Nghiệm Công Dân 12 Bài 1
Trắc Nghiệm Công Dân 12 Bài 1

Đặc trưng của pháp luật

  • Tính quy phạm phổ biến

    + Tính quy phạm: Khuôn mẫu; tính phổ biến: áp dụng nhiều lần đối với nhiều người, nhiều nơi.

    + Tính quy phạm phổ biến: làm nên giá trị công bằng bình đẳng trước pháp luật.

    + Bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải thực hiện theo khuôn mẫu pháp luật quy định.

  • Tính quyền lực, bắt buộc chung

    + Tính quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

    + Tất cả mọi người đều phải thực hiện các quy phạm pháp luật.

  • Tính xác định chặt chẽ về hình thức

Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa các quy phạm pháp luật được xác định chặt chẽ về hình thức: văn phong diễn đạt phải chính xác. Cơ quan ban hành văn bản và hiệu lực của văn bản được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp hoặc luật.

Trắc Nghiệm Công Dân 12 Bài 1
Trắc Nghiệm Công Dân 12 Bài 1

Bản chất của pháp luật

  • Bản chất giai cấp của pháp luật.

Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

  • Bản chất xã hội của pháp luật.

Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.

Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội.

Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội.

Vai trò của pháp luật trong đời sồng xã hội

Trắc Nghiệm Công Dân 12 Bài 1
Trắc Nghiệm Công Dân 12 Bài 1
  • Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội

Tất cả các nhà nước đều quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật bên cạnh những phương tiện khác như chính sách, kế hoạch, giáo dục tư tưởng, đạo đức,…Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổcủa mình.

Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủvà hiệu quả nhất , vì:

    + Pháp luật là khuôn mẫu có tính phổ biến và bắt buộc chung, phù hợp với lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau , tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện pháp luật.

    + Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất trong toàn quốc và được bảo đảm bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước nên hiệu lực thi hành cao.

    + Quản lí xã hội bằng pháp luật nghĩa là nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội.

  • Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình:

Hiến pháp quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ; các luật về dân sự, hôn nhân và gia đình , thương mại , thuế, đất đai , giáo dục ,…cụ thể hóa nội dung, cách thức thực hiện các quyền của công dân trong từng lĩnh vực cụthể. Trên cơ sở ấy, công dân thực hiện quyền của mình.

Các luật về hành chính, hình sự, tố tụng,… quy định thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật. Nhờ thế, công dân sẽ bảo vệ được cácquyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Trắc Nghiệm Công Dân 12 Bài 1
Trắc Nghiệm Công Dân 12 Bài 1

Bài viết trên đây là bộ câu hỏi Trắc Nghiệm Công Dân 12 Bài 1Truongkinhdoanhcongnghe đã tổng hợp được. Chúc bạn học tập tốt!

Related Articles

Back to top button