Giải Bài Tập Toán Chuyển Động Lớp 5 Cùng Chiều
Trong bài viết dưới đây trường kinh doanh công nghệ sẽ hướng dẫn bạn giải bài tập Toán Chuyển Động Lớp 5 Cùng Chiều. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Công thức cơ bản để Giải Bài Tập Toán Chuyển Động Lớp 5 Cùng Chiều
Để giải các bài toán về chuyển động, học sinh không được quên các công thức cơ sở sau:
Gọi vận tốc là v, quãng đường là s, thời gian là t, ta có các công thức:
- v = s : t
- s = v x t
- t = s : v
Lưu ý:
- Các đơn vị đo quy về đại lượng chuẩn (đơn vị thời gian thường là giờ hoặc giây, đơn vị quãng đường là km hoặc m, v là quãng đường đi được trung bình trong 1 giờ hay 1 giây – đơn vị m/s hoặc km/giờ).
- Đừng bao giờ quên quy đổi các đại lượng cho đúng nhé! Chẳng hạn, nếu đơn vị thời gian là giờ, đơn vị quãng đường là km thì đơn vị vận tốc là km/giờ.
Các dạng bài tập
Dạng 1: Tìm thời gian để hai xe gặp nhau
Phương pháp: Ta có công thức tính thời gian đi để gặp nhau khi hai vật xuất phát cùng lúc (cùng chiều):
Thời gian đi để gặp nhau = Quãng đường : hiệu hai vận tốc.
Quãng đường chính là khoảng cách ban đầu giữa hai xe.
Ví dụ: Lúc 7 giờ 45 phút một xe máy đi từ A đến B với vận tốc 40km/ giờ. Lúc 8 giờ 30 phút một ô tô cũng đi từ A đến B và đuổi kịp theo xe máy với vận tốc 60km/ giờ. Hỏi sau bao lâu thì ô tô đuổi kịp xe máy?
Lời giải:
Thời gian xe máy đi trước ô tô là:
8 giờ 30 phút – 7 giờ 45 phút
= 45 phút (= 0,75 giờ).
Quãng đường xe máy đã đi được trước khi ô tô xuất phát là:
40 × 0,75 = 30 (km)
Hiệu vận tốc giữa ô tô và xe máy là:
60 – 40 = 20 (km/ giờ)
Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là:
30 : 20 = 1,5 (giờ)
Đổi 1,5 giờ = 1 giờ 30 phút.
Đáp số: 1 giờ 30 phút.
Dạng 2: Tìm khoảng cách ban đầu giữa hai xe
Phương pháp:
Trong chuyển động cùng chiều gặp nhau (khởi hành cùng một lúc), khoảng cách giữa hai chuyển động khi bắt đầu đi bằng hiệu vận tốc nhân với thời gian đi để gặp nhau.
Trong chuyển động ngược chiều gặp nhau (khởi hành cùng một lúc), khoảng cách giữa hai chuyển động khi bắt đầu đi bằng tổng vận tốc nhân với thời gian đi để gặp nhau.
Ví dụ: Một ô tô đi từ A đuổi theo một xe máy đi từ B (hai xe khởi hành cùng một lúc) và sau 2 giờ thì đuổi kịp xe máy tại C (xen hình bên dưới). Biết vận tốc của ô tô là 60km/ giờ, vận tốc của xe máy là 45km/ giờ. Tính quãng đường AB.
Lời giải:
Cách 1:
Độ dài quãng đường AC là:
60 × 2 = 120 (km)
Độ dài quãng đường BC là:
45 × 2 = 90 (km)
Độ dài quãng đường AB là:
120 – 90 = 30 (km).
Cách 2:
Hiệu vận tốc giữa ô tô và xe máy là:
60 – 45 = 15 (km/ giờ).
Độ dài quãng đường AB là:
15 × 2 = 30 (km)
Đáp số: 30km.
Dạng 3: Xác định địa điểm gặp nhau cách A hoặc B bao nhiêu
Phương pháp:
Vẽ sơ đồ chuyển động của hai vật, tìm thời gian đi để hai xe gặp nhau từ đó xác định khoảng cách giữa điểm gặp nhau .
Ví dụ: Lúc 7 giờ sáng, một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 18km/ giờ. Lúc 10 giờ, một xe máy đi từ A đến B với vận tốc 40km/ giờ. Hỏi địa điểm xe máy đuổi kịp xe đạp cách B bao xa? Biết rằng A cách B 200km.
Lời giải:
Thời gian xe đạp đi trước xe máy là:
10 giờ – 7 giờ = 3 giờ.
Quãng đường xe đạp đã đi được trước khi xe máy xuất phát là:
18 × 3 = 54 (km).
Hiệu vận tốc giữa xe máy và xe đạp là:
40 – 28 = 12 (km/ giờ).
Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là:
54 : 12 = 4,5 (giờ).
Quãng đường xe máy đi được trong 4,5 giờ là:
40 × 4,5 = 180 (km).
Vậy địa điểm xe máy và xe đạp gặp nhau cách B một khoảng là:
200 – 180 = 20 (km).
Đáp số: 20km.
Dạng 4: Bài toán chuyển động cùng chiều, xuất phát cùng địa điểm, khác thời gian
Phương pháp giải:
Hai xe chuyển động cùng chiều, xuất phát từ cùng 1 vị trí. Xe thứ hai xuất phát trước xe thứ nhất thời gian tO, sau đó xe thứ nhất đuổi theo thì thời gian đuổi kịp nhau là:
- Tìm hiệu vận tốc: v = v1 – v2
- Tìm quãng đường xe thứ hai đi trước: s = to x v2
- Thời gian hai xe gặp nhau là: t = s : v (khoảng cách hai xe : hiệu vận tốc)
Dạng 5: Bài toán chuyển động cùng chiều, xuất phát khác thời điểm, cùng vị trí
Cách giải
Hai xe chuyển động cùng chiều, xuất phát từ cùng 1 vị trí. Xe thứ hai xuất phát trước xe thứ nhất thời gian to, sau đó xe thứ nhất đuổi theo thì thời gian đuổi kịp nhau là:
- Tìm hiệu vận tốc: v = v1 – v2
- Tìm quãng đường xe thứ hai đi trước: s = to x v2
- Thời gian hai xe gặp nhau là: t = s : v (khoảng cách hai xe : hiệu vận tốc)
Các lưu ý khi làm bài toán chuyển động
- Các đơn vị đo quy về đại lượng chuẩn (đơn vị thời gian thường là giờ hoặc giây, đơn vị quãng đường là km hoặc m, v là quãng đường đi được trung bình trong 1 giờ hay 1 giây – đơn vị m/s hoặc km/giờ).
- Luôn tóm tắt đề bài và lập sơ đồ biểu diễn: Dù bài toán dễ hay khó, học sinh cần xây dựng thói quen tóm tắt và biểu diễn cho các bài toán chuyển động. Việc tìm hướng giải sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các dữ liệu được minh họa rõ ràng, đơn giản qua sơ đồ tóm tắt!
- Không quên rà soát các phép tính và đáp án: Ở bất cứ dạng toán tự luận nào, học sinh nên cẩn thận soát bài để tránh các lỗi sai nhỏ gây mất điểm. Với học sinh Tiểu học, các yêu cầu tính toán không quá phức tạp, cái cần thiết là dạy con sự chắc chắn và tỉ mỉ trong bài làm.
Bài viết trên truongkinhdoanhcongnghe đã hướng dẫn bạn đọc cách giải bài tập Toán Chuyển Động Lớp 5 Cùng Chiều. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn.
Xem thêm: