Công Thức Tính Nhiệt Lượng Lớp 8
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi. Vậy Công Thức Tính Nhiệt Lượng Lớp 8 là gì? Điều này sẽ được trường kinh doanh công nghệ giải đáp trong bài viết sau. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Công thức tính nhiệt lượng
Nhiệt lượng được tính bằng công thức sau:
Q = m.c.∆t
Trong đó:
- Q: là nhiệt lượng mà vật thu vào hoặc toả ra. Có đơn vị là Jun (J).
- m: là khối lượng của vật, được đo bằng kg.
- c: là nhiệt dung riêng của chất, được đo bằng J/kg.K (Nhiệt dung riêng của một chất có thể cho biết nhiệt lượng cần thiết để có thể làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1 độ C).
- ∆t là độ thay đổi nhiệt độ hay nói khác là biến thiên nhiệt độ (Độ C hoặc K)
Ví dụ: Khi nói năng suất toả nhiệt của than đá là 5.10^6 J/kg nghĩa là khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá, sẽ toả ra một lượng nhiệt là 5.10^6.
Nhiệt dung riêng thường được dùng để tính toán nhiệt lượng trong quá trình gia công vật liệu xây dựng và phục vụ cho việc chọn lựa các vật liệu trong chạm nhiệt.
Bảng nhiệt dung riêng của một số chất thường gặp như sau:
Chất | Nhiệt dung riêng (J/kg.K) |
Nước | 4200 |
Rượu | 2500 |
Nước đá | 1800 |
Nhôm | 880 |
Đất | 800 |
Thép | 460 |
Đồng | 380 |
Chì | 130 |
Phương trình cân bằng nhiệt
Q thu = Q toả
- Q thu: là tổng nhiệt lượng của các vật khi thu vào.
- Q tỏa: tổng nhiệt lượng của các vật khi tỏa ra.
Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu
Q = q.m
Trong đó:
- Q: là nhiệt lượng tỏa ra của vật (J).
- q: là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (J/kg)
- m: là khối lượng của nhiên liệu khi bị đốt cháy hoàn toàn được tính bằng kg.
Bài viết này hy vọng đã có thể cung cấp đến bạn một số kiến thức cơ bản cần biết về nhiệt lượng là gì và Công Thức Tính Nhiệt Lượng Lớp 8. Các bạn có thể tham khảo để áp dụng trong quá trình học tập và làm bài cũng như ứng dụng trong công việc. Truongkinhdoanhcongnghe chúc bạn thành công!
Xem thêm: