Cách Tính Dòng Điện 1 Pha
Khi sử dụng điện năng, chắc hẳn bạn đã từng nghe về khái niệm điện 1 pha, điện 3 pha, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về khái niệm của 2 loại điện này và công thức tính công suất điện của mỗi dòng điện đó.
Vậy điện 1 pha là gì? Cách Tính Dòng Điện 1 Pha như thế nào? Hãy cùng trường kinh doanh công nghệ tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Công suất điện là gì? Cách Tính Dòng Điện 1 Pha
Trong một mạch điện khép kín, để đo được hiệu năng tiêu thụ điện của đoạn mạch hoặc máy móc nào đó người ta sẽ dùng đến đại lượng công suất điện.
Một cách hiểu khác của công suất điện là nó đại lượng đại diện cho khả năng thực hiện công của máy móc, thiết bị nào đó trong một đơn vị thời gian. Nói một cách dễ hiểu, công suất điện thể hiện tốc độ tiêu thụ năng lượng điện của mạch điện hay máy móc.
Đơn vị đo công suất điện
Công thức tính công suất điện quy định đơn vị đo của công suất điện là Watt (W) được đặt theo tên của nhà vật lý người Scotland Jame Watt người đã đặt nền móng cho cuộc cách mạng công nghiệp.
Ngoài ra, đơn vị bạn thường xuyên thấy trên các đồng hồ điện dân dụng là kW – được sử dụng phổ biến hơn với 1kW = 1000W.
Điện 1 pha là gì?
Điện 1 pha được lấy ra từ 1 pha của điện 3 pha để sử dụng cho sinh hoạt các thiết bị có công suất nhỏ, ít tốn điện năng. Điện 1 pha bao gồm có 2 dây dẫn, trong đó có 1 dây nóng và 1 dây lạnh hay còn gọi là dây lửa và dây mát.
Tại Việt Nam, hiệu điện thế giữa 2 dây là 220V. Tuy nhiên trên thực tế, tại một số quốc gia khác như: Đài Loan, Nhật Bản…được sử dụng theo quy chuẩn thấp hơn: 100V, 110V, 120V…
Có nhiều người thường nhầm lẫn giữa điện 1 pha và điện 1 chiều, do điện 1 chiều là dòng dịch chuyển của các hạt điện tích theo hướng không đổi tạo sự hạn chế khi sử dụng. Do vậy điện 1 pha là điện xoay chiều tiện lợi hơn khi sử dụng. Tuy nhiên điện 1 pha có công suất nhỏ, không thể truyền đi xa nên chỉ thích hợp sử dụng trong đời sống sinh hoạt.
Công thức tính công suất điện 1 chiều / 1 pha
Trong bài chia sẻ này mình không đề cập tới dòng điện 1 chiều DC nên chung ta hiểu đây là dòng điện 1 pha sử dụng trong dân dụng nhé.
W = P.t
Trong đó:
- P là công suất mạch điện (W).
- t là thời gian sử dụng điện (s).
- W là điện năng tiêu thụ (J).
Chúng ta bỏ qua các thông số khác mà chỉ quan tâm tới thông sô công suất ghi trên bao bì thiết bị là bao nhiêu Watt thôi nhé.
Ví dụ :
Máy lạnh Panasonic có công suất tối đa 920W không inverter thì trong một ngày sẽ tiêu thụ :
1 ngày = 920 w x 24h = 22.080W = 22.080 kWh
Điều này đồng nghĩa với nếu máy lạnh cho chạy liên tục không ngừng trong một ngày thì máy lạnh sẽ tốn khoảng 22 kwh. Tuy nhiên máy lạnh được cài đặt nhiệt độ khi sử dụng nên luôn có quá trình nghỉ khi đủ nhiệt độ.
Trên đây là những thông tin hướng dẫn Cách Tính Dòng Điện 1 Pha chi tiết. Truongkinhdoanhcongnghe hi vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn.
Xem thêm: