Phương Pháp Làm Bài Tập Lập Công Thức Hóa Học Lớp 8
Trong bài viết dưới đây Trường kinh doanh công nghệ sẽ hướng dẫn bạn Phương Pháp Làm Bài Tập Lập Công Thức Hóa Học Lớp 8. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Chi tiết Phương Pháp Làm Bài Tập Lập Công Thức Hóa Học Lớp 8
CTHH đơn chất: Ax | CTHH hợp chất: AxByCz |
Kim lọai, một số phi kim (C, S, Si, P): (với x = 1) – Các phi kim còn lại: A2 (trừ ozon: O3) | A,B,C là KHHH của các nguyên tố. x, y, z là các chỉ số tương ứng của A, B, … |
Dạng 1. Lập công thức khi biết thành phần các nguyên tố và hóa trị của chúng.
Cách giải
Gọi công thức dạng chung
Áp dụng quy tắc hóa trị ta có a.x = b.y
(a là hóa trị của A, b là hóa trị của B; B có thể là nhóm nguyên tử)
- Nếu a = b thì công thức là AB
- Nếu a # b ; Ta có
Chọn a’, b’ là nhứng số nguyên dương và tỉ lệ là tối giản
Suy ra x = b hoặc b’; y = a hoặc a’
Dạng 2: Xác định công thức hóa học theo tỉ lệ phần trăm
Xác định công thức hóa học của một chất dựa vào kết quả phân tích định lượng. Đây chính là dạng bài dựa vào mối quan hệ về % định lượng của các nguyên tố để xác định nguyên tố đó là chất gì. Chẳng hạn:
Ví dụ 1. Phân tích định lượng chất A ta nhận được % về khối lượng chất B là b%; % khối lượng chất C là c%; % khối lượng chất D là d%. Khi đó, b% + c% + d% = 100%. Xác định công thức chất A?
Gọi công thức chất A là: BxCyDz
x:y:z = (b%/B): (c%/C): (d%/D)
Từ đó sẽ suy ra công thức chất A.
Ví dụ 2: Xác định công thức hóa học chất A gồm 45.95% K; 16.45% N và 37.6% O.
Vì 45.95 + 16.45 + 37.6 = 100% nên ngoài K,N,O không còn nguyên tố nào khác.
Gọi công thức hóa học của A là: KxNyOz
Ta có: x:y:z = (45.95:39) : (16.45: 16) : (37.6:16) = 1:1:3
Vậy công thức là KNO3
Ví dụ 3: Xác định công thức hóa học chất A nếu biết tỉ lệ về khối lượng giữa các thành phần trong chất đó. Chẳng hạn,
mFe : mS : mO = 7 : 4 : 8 → Tìm công thức chất A?
Ta có công thức chất A là: FexSyOz
x:y:z = (7:56) : (4:32) : (8:16) = 1 : 1: 4
Nên công thức là : FeSO4
Ví dụ 4: Xác định công thức hóa học chất A nếu ta đốt cháy chất đó cho ra 13.2g CO2 + 2.7g H2O. Biết MA = 78
A → CO2 + H2O
Từ đó ta thấy chắc chắn trong A có 2 nguyên tố là C, H:
Ta có mC = mCO2/44 = 13.2/44 = 3.6g → %C = 92.3%
mH = 0.5 mH2O/18 = 2.7/36 = 0.3g → %H = 7.7%
Ta thấy: 100% = 92.3% – 7.7% = 0 suy ra trong A không có nguyên tố O. Vậy công thức của A là: (CH)n
13n = 78 → n = 6 → A: C6H6
Dạng 3: Xác định công thức hóa học bằng phương pháp biện luận
Với dạng bài này, cần đặt công thức chất đã cho. Viết phương trình phản ứng và tìm mối quan hệ giữa các ẩn.
Ví dụ 5: Hòa tan hết 3.78g kim loại A trong dd HCl thu được 4.704 l H2 (đktc). Hãy xác định A?
A + 2nHCl → ACln + n/2H2
1 n/2 (mol)
0.21 (mol)
→ nA = 0.42/n = 3.78/A → A=9n
n | 1 | 2 | 3 |
A | 9 (loại) | 18 (loại) | 27 (Al: Nhôm) |
Vậy A là Al (Nhôm) có hóa trị 3
Ví dụ 6: Xác định công thức hóa học hỗn hợp 4g gồm 2 kim loại A, B đều hóa trị II, tỉ lệ số mol là 1:1, tác dụng với dd HCl, cho ra 2.24l H2 (đktc).
Đặt công thức hóa học chung cho A, B là X:
X + 2HCl → XCl2 + H2
nH2 = nX = 0.1 → nA = nB = 0.05 → 0.05(MA + MB) = 4 → A + B = 80
A | 24 | 40 | 65 |
B | 56 | 40 | 15 |
Vậy, ta thấy chỉ có cặp 24:56 là phù hợp nghĩa là A phải là Mg và B là Fe.
Bài viết trên đây Truongkinhdoanhcongnghe đã hướng dẫn bạn phương pháp làm Bài Tập Lập Công Thức Hóa Học Lớp 8. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn.
Xem thêm: