Bảng Điện Hóa Học Và Những Điều Cần Biết
Bài viết dưới đây chia sẻ những kiến thức liên quan về Bảng Điện Hóa Học. Trường kinh doanh công nghệ mời bạn đọc cùng theo dõi!
Dãy điện hóa kim loại là gì?
Dãy điện hóa của kim loại là dãy những cặp oxi hóa khử của kim loại được được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của ion kim loại và giảm dần tính khử của kim
Cu ( 2+) + 2e ⇔ Cu
Ag( + ) + 1e ⇔ Ag
Dãy điện hóa kim loại đầy đủ
** Thí dụ 1:
Cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4 : Fe + Cu ( 2+ ) → Fe ( 2+ ) +Cu
Ngược lại chu Cu vào dung dịch FeSO4: không phản ứng.
→ Kết luận: Fe có tính khử mạnh hơn Cu; Cu ( 2+) có tính oxi hóa mạnh hơn Fe ( 2+ )
** Thí dụ 2:
Cho Cu vào dung dịch AgNO3: Cu + 2 Ag (+) → Cu ( 2+ ) + 2 Ag
Ngước lại cho Ag vào dung dịch Cu(NO3)2 thì không có phản ứng
→Kết luận: tính khử Cu mạnh hơn Ag; tính oxi hóa Ag ( + ) mạnh hơn Cu ( 2+).
Từ hai thí nghiệm trên ta được
– Tính khử : Fe > Cu > Ag
– Tính oxi hóa Fe (2+) < Cu (2+) < Ag ( + )
Ý nghĩa của dãy điện hóa kim loại
– So sánh tính oxi hóa – khử của dãy điện hóa kim loại: ion Mn+ có tính oxi hóacàng mạnh thì kim loại M có tính khử càng yếu và ngược lại. Ví dụ: kim loại Na có tính khử mạnh vì vậy ion Na+ có tính oxi hóa yếu. lon Ag+ có tính oxi hóa mạnh do đó kim loại Ag có tính khử yếu.
– Xác định chiều phản ứng oxi hóa – khử của dãy điện háo kim loại: Dự đoán chiều của phản ứng giữa hai cặp oxi hóa – khử theo quy tắc alpha: Quy tắc này là Phản ứng giữa hai cặp oxi hóa – khử sẽ xảy ra theo chiều chất oxi hóa mạnh hơn sẽ oxi hóa chất khử mạnh hơn, sinh ra oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.
– Để xét một phản ứng oxi hóa – khử có xảy ra được hay không cần nắm và hiểu rõ quy tắc alpha: Chất khử mạnh + chất oxi hóa mạnh –> chất oxi hóa yếu hơn + chất khử yếu hơn.
Trên đây là những kiến thức về Bảng Điện Hóa Học mà Truongkinhdoanhcongnghe tổng hợp được. Hi vọng rằng bài viết này hữu ích với bạn.
Xem thêm: