Văn Học

Buồn Bã Là Từ Ghép Hay Từ Láy?

Buồn Bã Là Từ Ghép Hay Từ Láy? Thắc mắc này sẽ được trường kinh doanh công nghệ giải đáp trong bài viết sau đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

buon ba la tu ghep hay tu lay 1 min

Buồn Bã Là Từ Ghép Hay Từ Láy?

=> Buồn bã là từ láy

“Buồn bã” là một tính từ diễn tả tâm trạng. Nói một cách khái quát, buồn ở cả dáng vẻ lẫn tâm trạng. Đây là một từ được liệt kê và giải thích trong từ điển Tiếng Việt.      

buon ba la tu ghep hay tu lay 2 min

Từ láy là gì?

Từ láy được biết đến là một dạng đặc biệt của từ phức, chúng được cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên và thường có điệp vần nhau ở đâm đầu, âm cuối, vần hay cả âm đầu và âm cuối (hay được hiểu nguyên âm hoặc phụ âm được láy giống nhau hoặc chỉ 1 phần nguyên âm và phụ âm láy như nhau). Đặc biệt, khác với từ ghép đa phần các từ cấu thành đều có nghĩa, từ láy thường chỉ có 1 từ có nghĩa hoặc không có từ nào có nghĩa khi đứng một mình.

Trong tiếng Việt, từ láy thường có độ dài từ 2 tiếng trở lên và tối đa là 4 tiếng. Nhưng những từ láy 2 tiếng được xem là loại từ láy tiêu biểu và phổ biến nhất. Với một từ được xem là từ láy khi chúng có phần âm ngữ lặp lại, vừa có biển đổi như từ “long lanh” lặp âm đầu và đối ở phần vần. Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý, chỉ có những từ có điệp mà không có đối thì mới là dạng láy của tứ chứ không phải là từ láy như nhà nhà, người người….

Các loại từ láy trong tiếng Việt

Từ láy được chia thành 2 loại chính: Láy toàn bộ và láy bộ phận.

Từ láy toàn bộ là từ láy có sự lặp lại của cả âm, vần và thanh (dấu).

Từ láy bộ phận được sử dụng phổ biến hơn từ láy toàn bộ. Trong đó, láy bộ phận được chia thành 2 loại nhỏ hơn là: láy âm và láy vần. Từ láy âm là những từ có sự lặp lại về các âm tiết, còn từ láy vần là những từ có sự giống nhau về phần vần.

Ví dụ về từ láy

Sau đây là một số ví dụ về từ láy để bạn tham khảo:

  • Từ láy toàn bộ: thoang thoảng, ngoan ngoãn, ào ào, xanh xanh, bừng bừng, nhan nhản…
  • Từ láy bộ phận:
  • Đối với láy âm: xào xạc, mênh mông, nhớ nhung, lẫy lừng, thanh thoát, sạch sẽ, sạch sành sanh, ngào ngạt, buồn bã, lo lắng, rộng rãi…
  • Đối với láy vần: triền miên, bát ngát, phân vân, chênh vênh, lao xao, thâm trầm, lảm nhảm, lúng túng…

Từ ghép là gì?

Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép những tiếng lại với nhau, các tiếng được ghép có quan hệ với nhau về nghĩa.

Phân loại từ ghép

Dựa vào mối quan hệ về ngữ nghĩa của các âm tiết, từ ghép về cơ bản được chi thành hai loại là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ

– Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập là từ ghép có các âm tiết giống nhau về mặt ngữ pháp, đặc biệt là không phân âm tiết chính, âm tiết phụ. Tuy giống nhau về mặt ngữ pháp nhưng các âm tiết ghép vẫn thuộc phạm trù ngữ nghĩa hoặc có mối quan hệ logic với nhau.

Từ ghép chính phụ: Từ ghép chính phụ là một từ ghép mà có một âm tiết chính và một âm tiết phụ. Khi đó, âm tiết phụ sẽ bổ sung nghĩa cho âm tiết chính.

Làm thế nào để nhận biết từ ghép

Có thể nói rằng, dạng “bài tập nhận biết từ” là dạng bài tập phổ biến và trong chương trình tiểu học. Tuy nhiên, do số lượng từ trong Tiếng Việt khá nhiều nên đây là dạng bài tập gây nhiều khó khăn, nhầm lẫn cho cả phụ huynh lẫn học sinh.

Vậy làm cách nào nhận biết từ ghép trong dạng bài tập này? Để HOCMAI chỉ bạn nhé!

Như khái niệm ở trên đã chỉ rõ, bạn có thể xác định từ ghép bằng cách kiểm tra về mặt ngữ nghĩa của từng tiếng có trong từ. Bạn có thể kiểm tra bằng nhiều cách như kiểm tra từ điển, tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đặt câu hỏi,…

Sau đây là một số đặc điểm nhận biết từ láy mà HOCMAI đã tổng hợp cho bạn:

  • Nếu các tiếng trong từ có quan hệ về cả mặt nghĩa và âm, đấy chính là từ ghép.
  • Trong một từ có 2 tiếng, nếu 1 tiếng có nghĩa, 1 tiếng mờ nghĩa và cả hai không có quan hệ âm. Từ này vẫn là từ ghép.
  • Từ có hình thức giống chữ láy, trong đó có 1 từ gốc hán nhưng các tiếng đầu có nghĩa thì đấy chính là từ ghép. Ví dụ như: tử tế, hảo hán, hoan hỉ,…

Trên đây là những thông tin giải đáp về câu hỏi Buồn Bã Là Từ Ghép Hay Từ Láy? Truongkinhdoanhcongnghe hi vọng bài viết này hữu ích với bạn.

Related Articles

Back to top button