
[TỔNG HỢP] Các Từ Nối Câu Trong Đoạn Văn Tiếng Việt
Bài viết dưới đây truongkinhdoanhcongnghe tổng hợp về Các Từ Nối Câu Trong Đoạn Văn Tiếng Việt thông dụng nhất. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Phép nối là gì? Các Từ Nối Câu Trong Đoạn Văn Tiếng Việt
Phép nối là phép sử dụng quan hệ từ hay cụm từ có tác dụng kết nối đứng ở đầu câu sau để liên kết với câu trước để làm rõ hơn mối quan hệ về nội dung giữa các câu. Các liên kết đó được gọi là phép nối hoặc phép nối liên kết. Phép nối được sử dụng ở câu đứng sau từ biểu thị quan hệ với câu đứng trước.

Các phương tiện được sử dụng trong phép nối
Có 4 phương tiện sử dụng trong phép nối liên kết câu liên kết đoạn văn gồm:
- Sử dụng quan hệ từ, các từ nối: Đây là các từ quan trọng nhất mà các em cần lưu ý.
- Sử dụng kết ngữ: là các từ chuyên biểu thị quan hệ cú pháp, nối liền các vế trong câu với nhau.
- Sử dụng các tính từ, trợ từ và phụ từ để nối các câu với nhau.
- Quan hệ về chức năng cú pháp các câu với nhau.

Phân loại phép nối
Dưới đây là bảng phân loại phép nối và ví dụ. Cụ thể:
Các loại phép nối | Định nghĩa | Ví dụ |
Phép nối tổ hợp từ | Phép nối tổ hợp từ được hiểu cơ bản chính là loại phép nối gồm có một kết từ kết hợp một đại từ hoặc là có phụ từ (cụ thể như vì vậy, bởi thế, do đó, nếu vậy, tuy vậy, với lại, thế thì và một số các từ khác) hoặc những tổ hợp từ có nội dung để nhằm chỉ quan hệ liên kết (cụ thể như là tóm lại, nhìn chung, ngược lại, tiếp theo, nghĩa là, trên đây, và một số các từ khác) | Em rất mệt. Vì vậy em không muốn làm việc gì nữa. Ta nhận thấy rằng, từ “Vì vậy” được sử dụng trong câu văn trên với vai trò chính đó là để có thể liên kết hai câu văn lại với nhau, đồng thời từ “Vì vậy” cũng đã cho biết câu sau là kết quả của câu trước. |
Phép nối quan hệ từ | Phép nối quan hệ từ là cách sử dụng các hư từ quen thuộc dùng nhằm mục đích để chỉ quan hệ giữa các từ ngữ trong ngữ pháp câu. Các hư từ thường được sử dụng cụ thể như vì, nếu, tuy, mà, nhưng, còn, với, thì, mà, và một số các từ khác. | Bạn Minh đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nhưng bạn ấy vẫn luôn tỏ ra vui vẻ để mọi người xung quanh không lo lắng. Ta nhận thấy rằng, từ “nhưng” được sử dụng trong câu văn trên nhằm mục đích để có thể liên kết hai câu lại với nhau thể hiện sự tương phản giữa câu thứ nhất và câu thứ hai, từ đó cũng đã làm nổi bật tính cách và sự tích cực của một người. |
Phép nối trợ từ, phụ từ, tính từ | Phép nối trợ từ, phụ từ, tính từ được hiểu à phép nối sử dụng một số trợ từ, phụ từ, tính từ mang ý nghĩa quan hệ được dùng làm phương tiện liên kết và nối các bộ phận trong văn bản, cụ thể như các từ khác, cũng, cả là, và một số các từ khác. | Đa số những người thân và bạn bè đều ủng hộ tôi tham gia nghệ thuật. Cả bố và mẹ tôi cũng như vậy. Ta nhận thấy rằng, từ “cả” được sử dụng để kết nối hai câu lại với nhau, thể hiện sự vui mừng của người nói đối với việc mà người nói đã được mọi người ủng hộ, đặc biệt bao gồm cả bố mẹ. Đây cũng chính là những người quan trọng nhất. |
Phép nối theo quan hệ chức năng, cú pháp | Phép nối theo quan hệ chức năng, cú pháp được hiểu là phép nối sử dụng những câu chỉ tương đương với bộ phận nào đó hoặc chức năng cú pháp nào đó của câu liên quan để nhằm mục đích có thể liên kết, phép nối theo quan hệ chức năng, cú pháp thường được sử dụng trong các văn bản nghệ thuật. | Đêm. Trên bầu trời, đầy những vì sao đang lặng lẽ nhấp nháy. Ta nhận thấy rằng, từ “đêm” được sử dụng trong câu là trạng ngữ thuộc một bộ phận của câu, nhưng từ này lại được tách thành một câu riêng biệt. Tuy nhiên, sự tách biệt cú pháp của câu thành 2 câu riêng biệt là một dụng ý nghệ thuật của tác giả nhằm mục đích để có thể nhấn mạnh ngữ cảnh được nói đến. Tuy nhiên, hai câu này trên thực tế vẫn có sự liên kết chặt chẽ về nội dung. |
Cách phân biệt các phép liên kết trong văn bản

Ta phân tích hai ví dụ:
- Câu 1: Ta tin lòng nàng. Bởi lòng nàng vẫn còn nguyên vẹn như thuở ban đầu.
- Câu 2: Ta tin lòng chàng, bởi lòng chàng còn nguyên vẹn như thuở ban đầu.
Hai ví dụ phía trên có liên kết nội dung và liên kết hình thức giống hệt nhau. Điểm khác nhau duy nhất ở đây chính là dấu ngắt câu.
Theo quan điểm truyền thống trong các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn lớp 9, câu 1 được xếp vào dạng phép nối. Còn câu tứ 2 được xếp vào hàng câu ghép. Trong tiếng Việt, quy định về việc sử dụng dấu ngắt câu trong các câu nói khá thoải mái.
Phần lớn việc sử dụng này thường mang tính chủ quan là chính. nếu dựa vào dấu ngắt câu trong phát ngôn để phân biệt đâu là câu ghép, phép nối là gì thường mang tính chủ nghĩa hình thức. Bởi vậy, xét về mặt ngữ nghĩa hay quan hệ logic của ngữ nghĩa chính là cơ sở quan trọng để phân định câu ghép, phép nối là gì chính xác nhất.

Những điểm lưu ý quan trọng khi sử dụng phép nối trong liên kết câu
Để giúp các bạn không nhầm lẫn giữa các phép nối với nhau hoặc giữa các phép nối với các phép liên kết câu khác, chúng tôi sẽ liệt kê một số lưu ý quan trọng sau:
- Phép nối quan hệ từ thường có tính chặt chẽ hơn so với phép nối tổ hợp từ.
- Căn cứ vào phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong phép nối, chúng ta có thể xác định dễ dàng được mối quan hệ trong ý nghĩa của câu văn.
- Phép nối tổ hợp từ sẽ được người viết sử dụng một cách trực tiếp và hoàn toàn có ý thức, còn 3 phép nối còn lại thường sẽ được sử dụng theo thói quen và không có ý thức rõ ràng.

Trên đây là những thông tin và kiến thức liên quan về Các Từ Nối Câu Trong Đoạn Văn Tiếng Việt mà Truongkinhdoanhcongnghe tổng hợp được. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn, từ đó có thể áp dụng linh hoạt hơn trong quá trình làm bài tập có liên quan.