Hóa Học

[TÌM HIỂU] Phương Trình K2SO4 BaOH2

Trong bài viết dưới đây, Truongkinhdoanhcongnghe sẽ chia sẻ tới bạn những kiến thức liên quan đến phương trình K2SO4 BaOH2. Mời  bạn đọc cùng theo dõi!

K2SO4 BaOH2
K2SO4 BaOH2

Thông tin về phương trình K2SO4 BaOH2

 Ba(OH)2 + K2SO4 → 2KOH + BaSO4 ↓

Điều kiện phản ứng: Không có

Cách thực hiện phản ứng: Cho dung dịch Ba(OH)2 tác dụng với K2SO4

Hiện tượng nhận biết phản ứng: Khi cho bari hiđroxit phản ứng với kali sunfat xuất hiện kết tủa trắng BaSO4

Kiến thức liên quan về phương trình K2SO4 BaOH2

Kali sunfat K2SO4 là gì?

K2SO4 BaOH2
K2SO4 BaOH2

Kali sunfat là hợp chất vô cơ không còn tồn tại ở dạng nguyên chất tự nhiên mà đã được pha lẫn với muối có chứa natri, clo, magie. Rất dễ dàng có thể tìm thấy và sản xuất loại hợp chất này. 

Tính chất về vật lý

Kali sunfat về tính chất vật lý là ở dạng tinh thể cứng màu trắng, có vị mặn và đắng, không mùi. Nhiệt độ nóng chảy của nó khoảng 1.069 °C, rất cao, vì thế khó bắt lửa nhưng lại hòa tan dễ dàng trong nước. Phân kali sunfat có tính chua sinh lý nên bón lâu năm đất sẽ bị chua. 

Tính chất hóa học Kali sulfat

Là 1 muối rất bền về mặt hóa học, không tác dụng với chất oxi hóa – chất khử ở điều kiện thường.

  • Nhiệt độ cao, K2SO4 có thể bị khử thành K2S bởi C:

K2SO4 + 2C   K2S + 2CO2

Là 1 muối trung hòa và là chất điện li mạnh nên khi tan trong nước tạo thành dung dịch có độ pH = 7.

Phương trình phân li: K2SO4 → 2K+ + SO42-

  • Tác dụng với dung dịch muối

Muối chứa ion Ba2+ như BaCl2; Ba(OH)2

→ Do tạo thành kết tủa trắng BaSO4.

BaCl2 + K2SO4 → BaSO4↓ + 2KCl

Dung dịch muối Pb(NO3)2

K2SO4+ Pb(NO3)2 → PbSO4↓ + 2KNO3 (trắng)

  • Tác dụng với axit H2SO4

K2SO4 + H2SO4 → 2KHSO4.

Ứng dụng của Kali Sulfat

K2SO4 BaOH2
K2SO4 BaOH2
  • Đối với trồng trọt

Đây là công dụng hữu ích nhất của loại hóa chất này. Ứng dụng của Kali Sulfat trong thành phần phân trộn rất hữu ích. Các thành phần trong Kali Sulfat giúp cải thiện và tăng năng suất cho cây trồng. Trong K2SO4 chứa nhiều dĩnh dưỡng rất cần thiết mà thực vật cần để phát triển khỏe mạnh.

Khi dùng Kali sunfat ở hàm lượng vừa đủ sẽ giúp cây tăng sức đề kháng với các bệnh và sâu bệnh, chất lượng trái được tăng lên.

  • Trong thực phẩm

Có thể bạn chưa biết, Kali Sulfat ngoài có ứng dụng đối với cây trồng, nó còn rất hữu ích trong thực phẩm.

– Kali Sulfat sử dụng được cho người có chế độ ăn không chứa protein. Hợp chất này giúp phát triển các cơ, tim, các chất điện giải trong cơ thể.

– Lượng sulfat trong cơ thể cần phải giữ ở mức độ vừa đủ, nếu không sẽ gây ra một số vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe. Thường thì hay xảy ra ở đường tiêu hóa như: sỏi thận, sốt huyết đường tiêu hóa,…

Lượng Kali Sulfat mà chúng ta có thể hấp thụ dễ kiếm trong một số loại thực phẩm như: rau bina, cà rốt, khoai tây, cam, nho và quả mâm sôi,…

  • Trong đồ uống

Hiện nay có nhiều loại thực phẩm sử dụng Kali Sulfat rất là phổ biến. Các nhà khoa học và các tổ chức y tế cộng đồng đã chứng minh và dán nhãn hợp chất Kali sulfat là hợp chất an toàn và không độc hại.

– Trong sản xuất đồ uống, Kali sulfat dễ dàng hòa tan trong nước giúp lấy đi vi khuẩn và các chất ô nhiễm ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng của nước. Kali sulfat còn được thêm vào như một thành phần của soda.

– Kali là một trong những khoáng chất quan trọng giúp lưu thông máu và duy trì sự phát triển của cơ thể con người. Chúng giúp cân bằng một số thứ trong cơ thể.

  • Trong sản xuất xà phòng và thủy tinh

Ứng dụng của Kali sulfat rất đa dạng. Một trong số đó chính là được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng và thủy tinh. Kali có khả năng chịu nhiệt rất tốt và giúp thủy tinh cứng.

Ngoài ra muối chứa kali có trong xà phòng có thể chữa lành các vết thương ngoài da. Tuy nhiên giá thành cao là lựa chọn không khả quan cho nhà sản xuất cho dù Kali Sulfat có nhiều ưu điểm.

  • Trong y tế

Ứng dụng của Kali Sulfat chủ yếu được sử dụng để chuẩn bị trước khi nột soi. Để làm sạch ruột, người ta trộn Kali Sunfat cùng với Magie và Natri. Hợp chất này trong y tế có chức năng nhuận tràng, tăng lượng nước bên trong ruột

Kali sunfat khi được sử dụng ở dạng thuốc thường sẽ được khuyến cáo nên bổ sung thêm nhiều nước. Nếu không sẽ gây ra hiện tượng buồn nôn, mất các chất điện giải trong máu. Thế nên bổ sung nhiều nước thì càng tốt.

Định nghĩa về Bari hiđroxit

Bari hiđroxit là hợp chất hóa học với công thức hóa học Ba(OH)2. Được biết đến với tên baryta, là một trong những hợp chất chính của bari.

– Công thức phân tử: Ba(OH)2

– Công thức cấu tạo: HO-Ba-OH

Tính chất vật lí & nhận biết Bari hiđroxit

– Tính chất vật lý: Là chất rắn, có màu trắng, tan tốt trong nước, dễ hút ẩm.

– Nhận biết: Dung dịch Ba(OH)2 làm quỳ tím chuyển sang màu xanh hoặc làm dung dịch phenolphthalein chuyển sang màu hồng do có tính bazo.

Tính chất hóa học của Bari hiđroxit

K2SO4 BaOH2
K2SO4 BaOH2

* Mang đầy đủ tính chất hóa học của một bazơ mạnh.

– Làm đổi màu chất chỉ thị: quỳ tím chuyển sang màu xanh và phenolphthalein chuyển sang màu hồng.

– Tác dụng với các axit (phản ứng trao đổi):

  • Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
  • Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O
  • Ba(OH)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2H2O

– Tác dụng với oxit axit: SO2, CO2… → Tùy tỉ lệ có thể tạo thành 2 muối: muối trung hòa và muối axit.

  • Ba(OH)2 + SO2 → BaSO3↓ + H2O
  • Ba(OH)2 + 2SO2 → Ba(HSO3)2

– Tác dụng với muối:

  • Ba(OH)2 + CuCl2 → BaCl2 + Cu(OH)2

* Ngoài ra, còn phản ứng với 1 số chất hữu cơ như: axit hữu cơ, este…

– Tác dụng với các axit hữu cơ → muối:

  • 2CH3COOH + Ba(OH)2 → 22Ba + 2H2O (CH3COO)

– Phản ứng thủy phân este (phản ứng xà phòng hóa):

  • 2CH3COOC2H5 + Ba(OH)2 → 22Ba + 2C2H5OH (CH3COO)

* Tác dụng một số kim loại mà oxit, hidroxit của chúng có tính lưỡng tính (Al, Zn…):

Ba(OH)2 + 2Al + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2

– Tác dụng với hiđroxit lưỡng tính:

  • Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 → Ba(AlO2)2 + 4H2O
  • Ba(OH)2 + Al2O3 → Ba(AlO2)2 + H2O

Trên đây là những thông tin liên quan về phương trình K2SO4 BaOH2. Truongkinhdoanhcongnghe hi vọng bài viết này hữu ích với bạn. Chúc bạn học tập tốt!

Related Articles

Back to top button