Văn Học

Mênh Mông Là Từ Láy Hay Từ Ghép?

Mênh Mông Là Từ Láy Hay Từ Ghép? Điều này sẽ được trường kinh doanh công nghệ giải đáp trong bài viết sau đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Mênh Mông Là Từ Láy Hay Từ Ghép

Câu Hỏi:  Mênh Mông Là Từ Láy Hay Từ Ghép?

=> “Mênh mông” là từ láy được tạo nên từ 2 từ “mênh” và “mông”. Cả hai từ “mênh” và “mông” đều không có nghĩa nhưng khi ghép lại thì được từ “mênh mông” có nghĩa là sự bao la, rộng lớn.

Kiến Thức Liên Quan – Mênh Mông Là Từ Láy Hay Từ Ghép?

Từ láy là gì?

Từ láy được biết đến là một dạng đặc biệt của từ phức, chúng được cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên và thường có điệp vần nhau ở đâm đầu, âm cuối, vần hay cả âm đầu và âm cuối (hay được hiểu nguyên âm hoặc phụ âm được láy giống nhau hoặc chỉ 1 phần nguyên âm và phụ âm láy như nhau). Đặc biệt, khác với từ ghép đa phần các từ cấu thành đều có nghĩa, từ láy thường chỉ có 1 từ có nghĩa hoặc không có từ nào có nghĩa khi đứng một mình.

Trong tiếng Việt, từ láy thường có độ dài từ 2 tiếng trở lên và tối đa là 4 tiếng. Nhưng những từ láy 2 tiếng được xem là loại từ láy tiêu biểu và phổ biến nhất.

Với một từ được xem là từ láy khi chúng có phần âm ngữ lặp lại, vừa có biển đổi như từ “long lanh” lặp âm đầu và đối ở phần vần. Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý, chỉ có những từ có điệp mà không có đối thì mới là dạng láy của tứ chứ không phải là từ láy như nhà nhà, người người….

Ví dụ về từ láy: Lấp lánh, long lanh, xanh xanh, ào ào, thăm thẳm…

Từ ghép là gì?

Mênh Mông Là Từ Láy Hay Từ Ghép

Từ ghép là các từ có cấu trúc bằng phương pháp ghép 2 từ hoặc hơn hai từ lại với nhau. Các từ đó có quan hệ về nghĩa với nhau và trong từng ngữ cảnh có thể căn cứ vào quan hệ giữa các thành tố trong từ mà phân loại được từ ghép.

Từ ghép có từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

Công dụng của từ ghép

Từ ghép được biết là thành phần của cấu trúc câu. Nó có công dụng giúp định nghĩa các từ trong văn nói và văn viết, giúp người nghe người đọc hiểu nghĩa của từ, khiến câu văn trở nên logic hơn về cả yếu tố nội dung và hình thức.

Các loại từ ghép

  • Từ ghép chính phụ

Từ ghép chính phụ là những từ ghép được ghép từ 1 tiếng chính và một tiếng phụ bổ trợ cho nó. Tiếng chính sẽ thể hiện ý chính của từ và tiếng phụ có vai trò phân loại, sắc thái hóa cho tiếng chính. Bởi vì có sự phân cấp như vậy, từ ghép chính phụ có ngữ nghĩa khá hạn chế.

Ví dụ: Tàu hỏa, hoa hồng, hàng không, hiền hòa,….

  • Từ ghép đẳng lập

Khác với từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập sẽ được ghép từ 2 tiếng có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ nghĩa với nhau trở lên. Đặc trưng của loại từ ghép này là các tiếng đều có nghĩa, tuy nhiên không phải lúc nào các tiếng cũng rõ tiếng cả. Vì lý do đó, chúng ta thường sẽ bắt gặp từ ghép đẳng lập qua 2 trường hợp:

Các tiếng trong từ đều rõ nghĩa

Ví dụ: Ăn ở, bố mẹ, quần áo,… Trong đó từ “Quần áo” đã được HOCMAI phân tích ở phần khái niệm. Các bạn có thể xem lại nhé!

Một tiếng rõ nghĩa, một không rõ nghĩa

Ví dụ: Khi phân tích từ “Chợ búa”, ta sẽ thấy từ ghép này có 1 tiếng rõ nghĩa là “Chợ” và một tiếng bị mờ nghĩa là “Búa”. Hai từ này được ghép lại và tạo thành từ “Chợ búa” – Chỉ nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của con người.

  • Từ ghép tổng hợp

Từ ghép tổng hợp là loại từ ghép mang ý nghĩa tổng quát hơn những từ cấu thành nó. Ví dụ như: Trang phục, phương tiện, võ thuật, môn học,…

  • Từ ghép phân loại

Từ ghép phân loại là kiểu từ ghép được tạo thành nhằm phân biệt, phân loại giúp người nghe, người đọc nhận biết các loại, kiểu dáng của một sự vậy, hiện tượng. Ví dụ như: Nước ép cam, Nước ép ổi, nước ép dâu,… 

Phân biệt từ ghép và từ láy

Điểm phân biệt Từ ghép Từ láy
Định nghĩa Từ ghép thường được tạo nên từ hai tiếng trở lên và chúng đều có nghĩa Từ láy là những từ được nên từ hai tiếng, những âm đầu hoặc vần của chúng phải giống nhau
Nghĩa của từ tạo thành Nghĩa của từ tạo thành khi các từ đó đều phải có nghĩa Ví dụ: “Đất nước” là từ ghép. Cả “đất” và “nước” đều có nghĩa, chúng ghép lại với nhau tạo thành từ ghép mang ý nghĩa chỉ một quốc gia, lãnh thổ. Từ láy có thể được tạo thành từ 1 từ có nghĩa, hoặc cũng có thể được tạo thành từ 2 từ đều không có nghĩa. Ví dụ:  “Xinh xắn” là từ láy được tạo nên từ 2 từ là “xinh” và “xắn”. Từ “xinh” là từ có nghĩa miêu tả vẻ đẹp, còn từ “xắn” không có nghĩa. Khi ghép lại được một từ có nghĩa miêu tả sự xinh đẹp.
Nghĩa của từ khi đảo vị trí các tiếng Khi đổi vị trí các tiếng trong từ ghép thì chúng vẫn có nghĩa Ví dụ: “Ngất ngây” hay “ngây ngất” đều có nghĩa Khi đảo trật tự các tiếng trong từ thì từ không còn nghĩa Ví dụ: “Ngơ ngác” có nghĩa nhưng khi đổi thành “ngác ngơ” thì không còn ý nghĩa.
Thành phần Hán Việt Nếu trong từ có thành phần Hán Việt thì đây là từ ghép Ví dụ: “Tử tế” là từ ghép vì “tử” là từ Hán Việt Trong từ láy không có thành phần Hán Việt.

Hi vọng bài viết trên đá giúp bạn giải đáp được thắc mắc Mênh Mông Là Từ Láy Hay Từ Ghép? Truongkinhdoanhcongnghe chúc bạn học tập tốt!

Related Articles

Back to top button