Tin Tức

Quy Đổi Thang Điểm 10 Sang GPA

Đối với các bạn học sinh, sinh viên, ai cũng đã rất quen thuộc với thuật ngữ GPA. Đặc biệt là với những bạn đang có ý định đi du học hoặc săn học bổng, thang điểm GPA là một nhân tố rất quan trọng giúp bạn nhập học hay giành được học bổng tại các trường mình muốn.

Vậy có mấy loại thang điểm GPA, cách Quy Đổi Thang Điểm 10 Sang GPA ra sao? Hãy cùng Trường Kinh Doanh Công Nghệ tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên nhé!

Quy Đổi Thang Điểm 10 Sang GPA
Quy Đổi Thang Điểm 10 Sang GPA

GPA là gì? Quy Đổi Thang Điểm 10 Sang GPA

GPA là viết tắt của Grade Point Average. Được hiểu là điểm trung bình tích lũy/điểm trung bình của học sinh, sinh viên trong suốt quá trình học tập. Phản ánh với ý nghĩa xác định trên tiêu chí về điểm số. Là một thành phần quan trọng để xác định trong năng lực và học lực tại môi trường đào tạo. Các thang điểm được xác định làm chuẩn. Để từ đó có thể xác định với điểm số tích lũy được của người học. Thông qua các bài kiểm tra được thực hiện.

GPA là một tiêu chí đánh giá học lực của học sinh. Qua việc tính trung bình điểm số nhận được ở các bài thi, kỳ thi cơ sở giáo dục tổ chức. Qua đó phần nào thể hiện trình độ học thuật và mức độ cố gắng trong học tập. Cũng như hiệu quả của chất lượng giáo dục trong các bài thi tuyển chọn. GPA được thể hiện trong bảng điểm hoặc học bạ. Tùy theo cấp học mà thể hiện với thang điểm 10 hoặc thang điểm 4. Và mang đến ý nghĩa đánh giá chất lượng học tập.

Tại các cơ sở giáo dục ở Việt Nam:

Một số trường đại học sử dụng thuật ngữ CGPA (Cummulative Grage Point Average). Hoặc CPA (Cummulative Point Average) – Điểm trung bình tích lũy. Đều được hiểu với CGPA/CPA là điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học. Mỗi quốc gia sẽ có hệ thống thang điểm và cách tính GPA khác nhau.

Với các cơ sở giáo dục đại học, việc sử dụng thang điểm có thể là một trong hai thang điểm trên. Trong hiệu quả và đảm bảo ý nghĩa đánh giá năng lực. Cũng như tiếp cận với hiệu quả trong các ý nghĩa và công tác khác. Quan trọng là nhìn nhận với xếp loại học lực và bằng cấp tương đương. Để qua đó đánh giá và phản ánh được về hiệu quả và chất lượng đào tạo.

3 thang điểm GPA phổ biến hiện nay

Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng thang điểm 4 để tính điểm GPA. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có quy định khác nhau về cách sử dụng thang điểm. Tại Việt Nam hiện nay, tính điểm GPA dựa vào 3 thang điểm sau: Thang điểm 10, thang điểm chữ và thang điểm 4. Cùng xem bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về các thang điểm này nhé.

  • Thang điểm 10

Tại Việt Nam, thang điểm 10 là thang điểm phổ biến, thông dụng nhất. Thang điểm này thường được dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh các cấp tiểu học, trung học cơ sở (cấp 2), trung học phổ thông (cấp 3), thậm chí một số trường đại học, cao đẳng, trung cấp cũng sử dụng thang điểm này.

1 – Bảng xếp loại học sinh:

Kết quả đánh giá, xếp loại học sinh dựa trên thang điểm 10 theo từng học kỳ, năm học:

Xếp loại Điều kiện điểm GPA
Học sinh Giỏi Điểm GPA các môn học đạt tối thiểu là 8.0.
Học sinh Khá Điểm GPA các môn học đạt tối thiểu là 6.5.
Học sinh Trung bình Điểm GPA các môn học đạt tối thiểu là 5.0.

2 – Bảng xếp loại sinh viên:

Kết quả đánh giá, xếp loại sinh viên dựa trên thang điểm 10 theo điểm trung bình tích lũy của cả năm học:

Xếp loại Điều kiện điểm GPA
Sinh viên Xuất sắc 9 – 10
Sinh viên Giỏi 8 – Dưới 9
Sinh viên Khá 7 – Dưới 8
Sinh viên Trung bình khá 6 – Dưới 7
Sinh viên Trung bình 5 – Dưới 6
Sinh viên Yếu 4 – Dưới 5 (Không đạt)
Sinh viên Kém Dưới 4 (Không đạt)
  • Thang điểm chữ

Thang điểm chữ thường được dùng với sinh viên học bậc trung cấp, cao đẳng, đại học áp dụng phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ để phân loại, đánh giá về kết quả học tập của mỗi môn học hay học phần của sinh viên.

Kết quả đánh giá, xếp loại sinh viên dựa trên thang điểm chữ:

Xếp loại Điểm GPA
Sinh viên Giỏi A
Sinh viên Khá giỏi B+
Sinh viên Khá B
Sinh viên Trung bình khá C+
Sinh viên Trung bình C
Sinh viên Trung bình yếu D+
Sinh viên Yếu D
Sinh viên Kém F (Không đạt)
  • Thang điểm 4

Thang điểm 4 thường được áp dụng cho sinh viên tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học áp dụng phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ để tính điểm GPA của học kỳ, năm học và điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa của sinh viên.

Kết quả đánh giá, xếp loại sinh viên dựa trên thang điểm 4:

Xếp loại Điểm GPA
Sinh viên Xuất sắc Điểm GPA từ 3.60 – 4.00
Sinh viên Giỏi Điểm GPA từ 3.20 – 3.59
Sinh viên Khá Điểm GPA từ 2.50 – 3.19
Sinh viên Trung bình Điểm GPA từ 2.00 – 2.49
Sinh viên Yếu Điểm GPA dưới 2.00
Quy Đổi Thang Điểm 10 Sang GPA
Quy Đổi Thang Điểm 10 Sang GPA

Cách quy đổi điểm hệ 10 sang hệ 4

Hiện tại thì Việt Nam đang sử dụng phổ biến hai loại thang điểm 10 trong phương pháp niên chế và thang điểm 4 cho phương pháp học chế tín chỉ ở các trường Đại học, Cao đẳng. Đôi lúc việc này cũng gây ra một số khó khăn cho các bạn sinh viên, nhất là những trường hợp các nhà tuyển dụng hoặc tổ chức học bổng lựa chọn bạn, và cả trong việc so sánh đối chiếu cho thành tích học tập của bạn.

Vì vậy, cách chuyển đổi điểm từ hệ 10 sang hệ 4 sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn sinh viên.

Cách chuyển đổi điểm từ hệ 10 sang hệ 4

Điểm hệ 4 = (Điểm hệ 10/10)*4

Ví dụ:

  • Nếu điểm hệ 10 của bạn là 10 thì điểm hệ 4 của bạn là: (10/10)*4 = 4
  • Nếu điểm hệ 10 của bạn là 7,5 thì điểm hệ 4 của bạn là: (7,5/10)*4 = 3
  • Nếu điểm hệ 10 của bạn là 5 thì điểm hệ 4 của bạn là: (5/10)*4 = 2

Một số điểm hệ 10 khác khi thực hiện cách chuyển đổi điểm từ hệ 10 sang hệ 4 sẽ có kết quả như sau:

Thang điểm hệ 4 Thang điểm hệ 10
3.00 – 3.09 7.00
3.10 – 3.19 7.20
3.20 – 3.29 7.40
3.30 – 3.39 7.60
3.40 – 3.44 7.80
3.50 – 3.54 8.00
3.55 – 3.59 8.20
3.60 – 3.64 8.40
3.65 – 3.69 8.60
3.70 – 3.74 8.80
3.75 – 3.79 9.00
3.80 – 3.84 9.20
3.85 – 3.89 9.50
3.90 – 3.94 9.75
3.95 – 4.00 10.00
Quy Đổi Thang Điểm 10 Sang GPA
Quy Đổi Thang Điểm 10 Sang GPA

Một số thuật ngữ liên quan đến GPA

Weighted GPA là gì?

Weighted GPA nghĩa là điểm GPA có trọng số, xét theo độ khó của khóa học và thường được tính theo thang điểm từ 0 – 5.0.

Ví dụ:

  • Một học sinh trong lớp AP (Advanced Placement) đạt điểm A có thể tương đương với GPA 5.0
  • Một học sinh trong lớp honor (lớp nâng cao) đạt điểm A có thể tương đương với GPA 4.5
  • Một học sinh trong lớp IP (lớp bình thường) đạt điểm A có thể tương đương với GPA 4.0.

GPA out of là gì?

Đây là một thuật ngữ dùng để chỉ thang điểm GPA, theo sau cụm từ này thường là một con số đại diện cho một thang điểm. Chẳng hạn, GPA out of 4 nghĩa là GPA được tính theo thang số 4. Trong khi đó, GPA out of 10 nghĩa là GPA được tính theo thang số 10.

Cumulative GPA là gì?

Cumulative GPA hay Cumulative Grade Point Average (viết tắt là CGPA) là thuật ngữ dùng để chỉ điểm trung bình tích lũy. Một số trường học ở nước ngoài sẽ sử dụng cả hai loại điểm là GPA và điểm CGPA. Trong đó GPA là điểm trung bình của một học kỳ và CGPA là điểm trung bình tích lũy của toàn bộ khóa học.

Quy Đổi Thang Điểm 10 Sang GPA
Quy Đổi Thang Điểm 10 Sang GPA

CPA là gì?

Ngoài GPA, tại nhiều trường đại học, trong đó có các trường ở Việt Nam còn sử dụng thuật ngữ CPA. Điều này khiến cho không ít bạn học sinh, sinh viên phải thắc mắc. Tuy nhiên, CPA thực chất cũng tương tự như Cumulative GPA đã đề cập bên trên. Theo quy định của một số tường đại học thì CPA được hiểu là điểm trung bình tích lũy còn GPA được hiểu là điểm trung bình của một học kỳ.

Như vậy, những bạn có ý định đi du học tại một trường ở nước ngoài có quy định điểm CPA thì hãy yên tâm lấy điểm trung bình tích lũy của khóa học để làm hồ sơ nhé!

Nên Ghi GPA theo Việt Nam hay chuyển sang hệ Mỹ?

GPA là tiêu chí quan trọng để săn học bổng của các trường đại học trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, điểm GPA quyết định chất lượng học bổng mà du học sinh nhận được. GPA phải trên 3, tốt nhất trên 3.5 theo hệ Mỹ (hoặc từ 8/10 theo thang điểm Việt Nam) thì khả năng học bổng sẽ tốt hơn.

Khi làm hồ sơ du học, trừ trường hợp trường dự tuyển bắt buộc phải ghi GPA hệ Mỹ thì mình mới chuyển đổi. Còn nếu không bắt buộc thì mình nên giữ GPA kiểu Việt sẽ có lợi hơn.

Trong một số trường hợp, GPA không quan trọng bằng hoạt động ngoại khoá mà học sinh tham gia thời phổ thông.

Tương tự, ở bậc cao học, khi tuyển sinh đầu vào, các điểm SAT, TOEFL, IELTS, GMAT, GRE, thư giới thiệu, bài luận, kinh nghiệm của sinh viên là những yếu tố quyết định, hơn cả GPA.

Quy Đổi Thang Điểm 10 Sang GPA
Quy Đổi Thang Điểm 10 Sang GPA

Trên đây là những thông tin hướng dẫn bạn cách Quy Đổi Thang Điểm 10 Sang GPA. Truongkinhdoanhcongnghe hi vọng bài viết này hữu ích với bạn.

Related Articles

Back to top button