Sắt 2 Hidroxit Và Những Điều Cần Biết
Trong bài viết dưới đây, Trường kinh doanh công nghệ sẽ chia sẻ tới bạn những kiến thức liên quan đến Sắt 2 Hidroxit. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Sắt 2 Hidroxit là gì?
Sắt(II) hiđroxit là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học Fe(OH)2.
Tính chất hóa học của Fe(OH)2
– Có các tính chất của bazơ không tan.
– Sắt(II) hidroxit vừa có tính khử và vừa có tính oxi hóa.
– Bị nhiệt phân
Nung Fe(OH)2 ở trong điều kiện không có không khí:
- PTHH: Fe(OH)2 → FeO + H2O
Nung Fe(OH)2 trong không khí:
- PTHH: 4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O
– Fe(OH)2 tác dụng với axit
Với axit không có tính oxi hóa như: HCl, H2SO4
- PTHH: Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
– Fe(OH)2 có tính khử:
Với axit HNO3, H2SO4 đặc
- PTHH: 3Fe(OH)2 + 10HNO3 loãng → 3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O
- PTHH: 2Fe(OH)2 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
Tác dụng với các chất oxi hóa khác
- PTHH: 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
Cách điều chế Fe(OH)2
Cho dung dịch bazơ vào trong dung dịch muối sắt (II) ở trong điều kiện không có không khí:
- PTHH: Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2
- PTHH: FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
Cách điều chế Fe(OH)2 có thể bạn chưa biết
Để điều chế Fe(OH)2 trong phòng thí nghiệm, người ta sẽ đun sôi dung dịch NaOH sau đó thêm dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH. Mục đích chính của việc đun sôi dung dịch NaOH đó là đẩy hết oxi hòa tan, tránh việc oxi hòa tan oxi hóa Fe(II) lên Fe (III).
Lúc đầu kết tủa sẽ xuất hiện màu trắng xanh và khi để lâu thì bạn sẽ thấy kết tủa màu vàng rồi chuyển sang màu nâu Fe(OH)3. Hiện tượng này được giải thích như sau:
Muối sắt (II) phản ứng với NaOH tạo ra kết tủa trắng xanh Fe(OH)2. Sau một thời gian Fe(OH)2 bị oxi hóa thành Fe(OH)3. Kết tủa màu vàng là hỗn hợp Fe(OH)2 và Fe(OH)3, sau đó chuyển hẳn sang màu nâu Fe(OH)3 khi đã oxi hóa hết Fe(OH)2.
Phương trình hóa học như sau:
- FeCl2 + NaOH → Fe(OH)2 ↓ trắng xanh + NaCl
- 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)2↓ đỏ nâu
Các Hợp chất khác của sắt
Dưới đây là bảng tổng hợp các loại hợp chất của sắt (II) và sắt (III) hay gặp:
Loại hợp chất | Hợp chất sắt (II) | Hợp chất sắt (III) |
Oxit | FeO: chất rắn, màu đen , oxit bazơ và có tính khử đặc trưng Điều chế: Fe(OH)2→t0FeO+H2O | Fe2O3: chất rắn, màu đen, có tính oxi hóa. Điều chế: 2Fe(OH)3→t0Fe2O3+3H2O |
Hiđroxit | Fe(OH)2: chất rắn, màu trắng hơi xanh và có tính bazơ và tính khử đặc trưng | Fe(OH)3: chất rắn, màu nâu đỏ và có tính bazơ. Điều chế: FeCl3+3NaOH→Fe(OH)3+3NaCl |
Muối | Đa số muối sắt (II) tan trong nước và có tính khử đặc trưng Ứng dụng: FeSO4 dùng làm chất diệt sâu bọ có hại cho thực vật, pha chế sơ, mực và dùng trong nghệ nhuộm vải. | Đa số muối sắt (III) tan trong nước và có tính oxi hóa. Ứng dụng: 3FeCl3 được dùng làm chất xúc tác hữu cơ. |
Trên đây là những thông tin liên quan về Sắt 2 Hidroxit. Truongkinhdoanhcongnghe hi vọng bài viết này hữu ích với bạn. Chúc bạn học tập tốt!
Xem thêm: