Vật Lý

Lập Sơ Đồ Tư Duy Chương 2 Vật Lý 12

Trong bài viết dưới đây trường kinh doanh công nghệ sẽ hướng dẫn bạn lập Sơ Đồ Tư Duy Chương 2 Vật Lý 12 ngắn gọn và dễ hiểu. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Nội Dung Sơ Đồ Tư Duy Chương 2 Vật Lý 12

Sơ Đồ Tư Duy Chương 2 Vật Lý 12

Các nội dung chính cần có trong sơ đồ:

  • Bài 1: Trình bày khái niệm và phân loại sóng cơ học, nêu các đại lượng đặc trưng, độ lệch pha, công thức cần nhớ và các phương trình của sóng.
  • Bài 2: Trình bày khái niệm về giao thoa sóng và định nghĩa các vân giao thoa. Bên cạnh đó, trình bày đồ thị thường gặp và các công thức liên quan của dạng bài này.
  • Bài 3: Trình bày khái niệm và các điều kiện cần có để sóng dừng, các đặc điểm, các bài toán liên quan và những điều kiện cần chú ý trong bài học này.
  • Bài 4: Nêu khái niệm, phân loại và các đặc trưng vật lý của sóng âm. Trình bày sự truyền âm, hiệu ứng Doppler và các đặc trưng sinh lý khác. Bên cạnh đó cũng trình bày một số công thức và bài toán thường gặp.

Kiến thức liên quan – Sơ Đồ Tư Duy Chương 2 Vật Lý 12

Định nghĩa sóng cơ

Sóng cơ là sự lan truyền dao động cơ học (bao gồm năng lượng và trạng thái dao động) theo thời gian trong môi trường vật chất đàn hồi.

Ví dụ 1: Cánh bèo hay chiếc phao chỉ dao động trên mặt nước khi sóng truyền qua.

Ví dụ 2: Khi áp tai xuống đường ray, các em có thể nghe thấy tiếng tàu hỏa từ xa đang di chuyển đến mà tại thời điểm đó các em không nghe thấy tàu hỏa trong không khí.

Phân loại sóng cơ

  • Sóng ngang: Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng. Sóng ngang chỉ truyền được trên mặt nước và trong chất rắn.
  • Sóng dọc: Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng. Sóng dọc truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn.

Sóng cơ không truyền được trong môi trường chân không.

Sự truyền sóng cơ

Sơ Đồ Tư Duy Chương 2 Vật Lý 12

Sự truyền sóng cơ là quá trình lan truyền dao động và năng lượng dao động, phần tử vật chất không có sự truyền đi. Thực tế, sự truyền sóng cơ phụ thuộc vào nhiều yếu tố của môi trường xung quanh.

Trong quá trình truyền sóng cơ:

  • Sóng dọc: Các phần tử chỉ dao động theo phương ngang.
  • Sóng ngang: Các phần tử chỉ dao động lên xuống theo phương thẳng đứng.

Định nghĩa Giao thoa sóng

Sơ Đồ Tư Duy Chương 2 Vật Lý 12

Giao thoa sóng là sự tổng hợp của hai sóng kết hợp ở trong không gian, trong đó có những vị trí biên độ sóng bị giảm bớt hay được tăng cường.

Điều kiện Giao thoa sóng

Đó là để có hiện tượng giao thoa sóng là hai sóng phải là hai sóng kết hợp.

Hai sóng kết hợp là hai sóng có:

  • Cùng phương
  • Cùng tần số
  • Độ lệch pha không đổi theo thời gian

 Sóng dừng là gì?

Sóng dừng là sóng được hình thành do sự giao thoa của 2 sóng ngược chiều (thường là sóng tới và sóng phản xạ), tạo ra các điểm không dao động (điểm nút) và những điểm dao động với biên độ cực đại (điểm bụng).

Sơ Đồ Tư Duy Chương 2 Vật Lý 12

Giải thích ý nghĩa của sóng dừng

Khảo sát nguyên nhân dao động của các phần tử trong một bó sóng:

  • Tại nút sóng (N):

 Lực đàn hồi giữa 2 phần tử bên cạnh tác dụng vào phần tử N luôn đối nhau ( T= -T’). Do vậy hợp lực tại điểm N bằng 0 nên N luôn đứng yên.

  • Tại bụng sóng (B):

 Lực đàn hồi giữa 2 phần tử bên cạnh tác dụng vào phần tử B có giá trị bằng nhau ( T = T’) và tạo ra hợp lực có phương luôn hướng về VTCB của B nên B dao động.

  • Tại phần tử giữa bụng và nút (M):

Lực đàn hồi giữa 2 phần tử bên cạnh tác dụng vào phần tử M có độ lớn khác nhau (T > T ‘). Do vậy hợp lực tại M khác 0, hướng về phần tử gần nút hơn (P). Do vậy mà ta xem như điểm P truyền dao động cho M.

Nhận xét:

Tại các điểm nút và bụng thì các lực tác dụng lên nó có độ lớn bằng nhau, điều đó có nghĩa là các phần tử bên cạnh không truyền dao động cho nó. Trong khi đó, các phần tử giữa bụng và nút luôn có các lực tác dụng lên nó có độ lớn khác nhau nên ta xem như nó được truyền dao động.

Hay nói cách khác, năng lượng không thể truyền qua các nút và các bụng, chỉ truyền trong phạm vi từ nút tới bụng nên mới gọi là sóng dừng.

Các tính chất chung của sóng dừng

  • Bụng sóng: là những điểm dao động với biên độ cực đại:

Gọi A là biên độ dao động của nguồn thì biên độ dao động của bụng là 2A, bề rộng của bụng sóng là 4A.

  • Nút sóng: là điểm đứng yên, không dao động.
  • Bó sóng: là tập hợp những điểm dao động giữa 2 nút liên tiếp.

Các điểm dao động trong 1 bó luôn luôn cùng pha.

Các điểm dao động thuộc 2 bó liên tiếp luôn ngược pha.

Khoảng thời gian ngắn nhất (giữa 2 lần liên tiếp) để dây duỗi thẳng là Δt = 0,5T.

sóng âm

Sơ Đồ Tư Duy Chương 2 Vật Lý 12

Sóng âm là những sóng cơ học, được truyền đi trong môi trường rắn, lỏng, khí, khi đến tai người, sóng âm sẽ làm cho màng nhĩ chúng ta dao động, sau đó truyền đến dây thần kinh thích giác gây ra cảm giác âm.

  • Tần số của sóng âm: được gọi là tần số âm.
  • Nguồn âm: là những vật dao động phát ra âm thanh.

Ví dụ: Khi ta gõ tay xuống bàn, ta sẽ nghe được âm thanh phát ra. Lúc này, cái bàn là nguồn âm, còn âm thanh từ bàn truyền đến tai chúng ta chính là sóng âm.

Phân loại sóng âm

Theo đặc điểm tần số
  • Nhạc âm: là những âm có tần số xác định như tiếng nói, tiếng hát, âm thanh do các loại nhạc cụ phát ra… làm ta có cảm giác dễ chịu.
  • Tạp âm:những loại âm thanh không có tần số xác định, ví dụ như tiếng ồn khi đứng giữa đám đông, tiếng còi xe, tiếng máy móc làm việc…
Phân theo độ lớn của tần số
  • Hạ âm: tần số nhỏ hơn 16Hz, tai con người không cảm được
  • Âm nghe được: từ 16Hz – 20.000Hz, tai con người cảm nhận được
  • Siêu âm: tần số lớn hơn 20.000Hz, tai con người không cảm nhận được.

Sự truyền âm của sóng âm

Quá trình truyền âm là quá trình làm lan truyền dao động của sóng âm.

  • Trong cùng 1 môi trường thì âm truyền đi với tốc độ không đổi
  • Đối với sóng âm tốc độ truyền sóng (Vận tốc truyền âm) phụ thuộc vào tính chất của môi trường (bản chất, tính đàn hồi, mật độ, nhiệt độ,…). Trong đó tốc độ của âm thanh trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng và trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí:  vrắn > vlỏng> vkhí. Các chất liệu không cho sóng âm truyền qua hay khả năng truyền qua ít thì gọi là vật liệu cách âm. Các chất liệu mà sóng âm truyền qua được nhưng 1 phần sóng âm bị tiêu hao (chuyển sang 1 dạng năng lượng khác) được gọi là vật liệu tiêu âm.
  • Khi sóng âm truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì tần số f (và do đó chu kỳ) của sóng không đổi.

Các đặc trưng vật lý của sống âm

  • Tần số âm là tần số dao động mà nguồn âm tạo ra. Âm trầm sẽ có tần số nhỏ, âm cao sẽ có tần số lớn.
  • Cường độ âm I tại 1 điểm là đại lượng đo bằng lượng năng lượng mà sóng âm tải qua 1 đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền âm trong 1 đơn vị thời gian.
  • Mức cường độ âm được đo bằng lôgarit (L) thập phân của tỉ số giữa cường độ âm đang xét và cường độ âm chuẩn IoCường độ âm chuẩn Io được lấy bằng 10– 12 W/m2 ~ 0.000000000001 W/m2. Trong đó L có đơn vị là ben (B). Người ta thường dùng đơn vị là đề xi ben (dB): 1B = 10dB.
  • Đồ thị dao động âm và phổ của âm Giả sử ta dùng 1 micrô để ghi lại 1 sóng âm. Tín hiệu điện do micrô này tạo ra cho ta hình ảnh của 1 đồ thị dao động âm đang xét.

Như vậy truongkinhdoanhcongnghe vừa hướng dẫn bạn lập Sơ Đồ Tư Duy Chương 2 Vật Lý 12 ngắn gọn và dễ hiểu. Hi vọng rằng bài viết hữu ích với bạn.

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button