Địa Lý

Sơ Đồ Tư Duy Kinh Tế Vĩ Mô Dễ Nhớ Nhất

Trong bài viết dưới đây Trường kinh doanh công nghệ sẽ hướng dẫn bạn lập sơ đồ tư duy kinh tế vĩ mô theo cách dễ nhớ nhất. Cùng theo dõi nhé!

Nội dung sơ đồ tư duy kinh tế vĩ mô

Sơ Đồ Tư Duy Kinh Tế Vĩ Mô
Sơ Đồ Tư Duy Kinh Tế Vĩ Mô

Kiến thức liên quan – Sơ Đồ Tư Duy Kinh Tế Vĩ Mô

Vĩ mô là gì? Vi mô là gì?

Kinh tế học là một lĩnh vực khoa học xã hội nghiên cứu cách con người và xã hội sử dụng nguồn lực khan hiếm để tạo ra giá trị và thỏa mãn nhu cầu. Kinh tế học có hai nhánh chính là kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô.

Kinh tế vĩ mô (macroeconomics) quan tâm đến các vấn đề kinh tế tổng thể của toàn bộ nền kinh tế, như tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, cân bằng thương mại và chính sách tiền tệ.

Kinh tế vi mô (microeconomics) quan tâm đến hành vi của các đơn vị kinh tế nhỏ như người tiêu dùng, doanh nghiệp và thị trường. Kinh tế vi mô phân tích cách thức các đơn vị kinh tế này phân bổ nguồn lực, xác định giá cả và lượng của các hàng hóa và dịch vụ, và tìm kiếm các chiến lược để sử dụng nguồn lực hiệu quả.

Sơ Đồ Tư Duy Kinh Tế Vĩ Mô
Sơ Đồ Tư Duy Kinh Tế Vĩ Mô

Kinh tế học vi mô là gì?

Đây là một lĩnh vực nghiên cứu về hành vi của các chủ thể kinh tế, như doanh nghiệp, hộ gia đình…trên một thị trường cụ thể. Kinh tế học vi mô giúp phân tích cơ chế thiết lập giá cả và phân phối nguồn tài nguyên giới hạn trong nền kinh tế.

Kinh tế học vi mô cũng miêu tả những điều kiện lý thuyết cho sự cạnh tranh hoàn hảo và những nguyên nhân dẫn đến thất bại của thị trường.

Kinh tế học vi mô nghiên cứu những gì?

Các chủ đề chính của kinh tế học vi mô bao gồm:

  • Các lý luận cơ bản cho kinh tế học như cung, cầu, giá cả, thị trường;
  • Các lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng và người sản xuất; Cấu trúc thị trường;
  • Thị trường các yếu tố sản xuất: Lao động – vốn – Tài nguyên;
  • Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường;
  • Các lý luận về trao đổi, phúc lợi kinh tế;
  • Các lý luận về thất bại thị trường;….

Kinh tế học vi mô sử dụng những phương pháp nào?

Các phương pháp nghiên cứu phổ biến trong kinh tế học vi mô là: Phương pháp mô hình hoá; Phương pháp so sánh tĩnh; Phương pháp phân tích cận biên;….

Kinh tế học vi mô có những ví dụ cụ thể nào?

Một số ví dụ minh hoạ cho kinh tế học vi mô là:

  • Sự lựa chọn của người tiêu dùng để tối đa hoá độ thoả mãn với ngân sách có hạn;
  • uyết định của doanh nghiệp về sản lượng và yếu tố đầu vào để tối đa hoá lợi nhuận;
  • ác mô hình thị trường khác nhau: cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo, độc quyền…;
  • Các thị trường lao động, đất đai, vốn….
Sơ Đồ Tư Duy Kinh Tế Vĩ Mô
Sơ Đồ Tư Duy Kinh Tế Vĩ Mô

Kinh tế học vĩ mô là gì?

Kinh tế học vĩ mô là nhánh của kinh tế học nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng thể của toàn bộ nền kinh tế, như sản lượng quốc gia, tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp, lạm phát, tổng cung, tổng cầu, các chính sách kinh tế quốc gia và thương mại quốc tế.

Mục tiêu của kinh tế học vĩ mô là giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và đưa ra các dự báo về chúng. Các dự báo này được sử dụng bởi chính phủ và các tập đoàn lớn để phát triển và đánh giá các chính sách kinh tế và các chiến lược quản trị.

Phạm vi của kinh tế học vĩ mô bao gồm các khái niệm như tổng sản phẩm, việc làm, lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh tế và vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ.

Phương pháp của kinh tế học vĩ mô là sử dụng tích cực các mô hình toán học để mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế vĩ mô. Mỗi mô hình có những giả thiết riêng và có thể thuộc về các trường phái kinh tế học vĩ mô khác nhau, như chủ nghĩa Keynes, trường phái tổng hợp, trường phái tân cổ điển, chủ nghĩa kinh tế tự do mới, trường phái cơ cấu,…

Sơ Đồ Tư Duy Kinh Tế Vĩ Mô
Sơ Đồ Tư Duy Kinh Tế Vĩ Mô

Ví dụ: 

Kinh tế vĩ mô nghiên cứu sự ảnh hưởng của các khoản chi tiêu đến tổng cầu. Sự tác động của chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ đến tổng cầu, sự tương tác giữa tổng cung và tổng cầu tạo nên các cán cân bằng kinh tế vĩ mô như thế nào?….

Kinh tế học vi mô đi sâu nghiên cứu, phân tích những tế bào kinh tế cụ thể, còn kinh tế học vĩ mô nghiên cứu tổng thể nền kinh tế, tức là nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa các tế bào kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của nền kinh tế.

Kinh tế học vi mô và vĩ mô tuy nghiên cứ kinh tế trên những giác độ khác nhau nhưng đều là những bộ phận quan trọng cấu thành nên kinh tế học,  không thể chia cắt mà bổ sung cho nhau.

Trong thực tiễn kinh tế và quản lý kinh tế, nếu chỉ giải quyết những vấn đề kinh tế vi mô, quản lý kinh tế vi mô hay quản lý sản xuất kinh doanh mà không có điều chỉnh cần thiết của kinh tế vĩ mô, quản lý nhà nước về kinh tế thì nền kinh tế sẽ bất ổn định và không thể phát triển được.

Sơ Đồ Tư Duy Kinh Tế Vĩ Mô
Sơ Đồ Tư Duy Kinh Tế Vĩ Mô

Bài viết trên đây truongkinhdoanhcongnghe hướng dẫn bạn lập Sơ Đồ Tư Duy Kinh Tế Vĩ Mô. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn. Chúc bạn học tập tốt!

Related Articles

Back to top button