
[HƯỚNG DẪN] Lập Sơ Đồ Tư Duy Về Nguyên Tử Ngắn Gọn Và Dễ Nhớ
Trong bài viết dưới đây truongkinhdoanhcongnghe sẽ hướng dẫn bạn lập Sơ Đồ Tư Duy Về Nguyên Tử ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Các mẫu Sơ Đồ Tư Duy Về Nguyên Tử
Mẫu 1

Mẫu 2

Mẫu 3

Kiến thức liên quan – Sơ Đồ Tư Duy Về Nguyên Tử
Khái niệm Nguyên tử là gì?
Thực tế có đến hàng chục triệu chất khác nhau nhưng chỉ có khoảng hơn 100 loại nguyên tử. Nguyên tử được hình dung giống như một quả cầu rất bé nhỏ, đường kính chỉ khoảng 0.00000001 cm.

Sách giáo khoa Hóa học 8 (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) định nghĩa về nguyên tử như sau:
“Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm”.
Electron ký hiệu là e có điện tích âm nhỏ nhất và được quy ước ghi bằng dấu âm (-).
Nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt nào?
Dựa vào định nghĩa nguyên tử là gì ở trên ta có thể nhận thấy rõ ràng rằng, nguyên tử được cấu tạo bởi 2 loại, bao gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.
- Proton
Proton là hạt mang điện tích dương được tìm thấy bên trong hạt nhân nguyên tử và nó được phát hiện bởi Ernest Rutherford trong những thí nghiệm tiến hành vào những năm từ 1911 – 1919. Thông qua số lượng proton, người ta xác định được tên của loại nguyên tố đang kiểm tra, ví dụ như Cacbon có 6 proton, oxy có 8 proton.
Proton lại được cấu tạo từ những hạt quark. Thôn thường, trong mỗi proton sẽ có 3 quark với 2 quark “lên” và 1 quark “xuống” và chúng được liên kết lại với nhau bởi các hạt gluon. Do đó, proton mang điện tích dương (+1e) hay chính bằng +1.602 x 10^(-19)
Khối lượng của proton là 1.6726 x 10^(-27) và khối lượng này gần bằng với khối lượng của neutron, nhưng gấp 1836 so với khối lượng electron.
Một đặc điểm nữa của proton là chúng là một loại hạt khá ổn định nhưng vẫn có thể biến đổi thành neutron thông qua việt bắt giữ electron dưới tác động của năng lượng
p^(+) + e^(-) → n + ve
- Neutron
Neutron là hạt không mang điện trong hạt nhân nguyên tử có khối lượng bằng 1.67492716 x 10^-27 kg, lớn hơn khối lượng của một proton. Nó được phát hiện bởi nhà vật lý học người Anh là James Chadwick vào năm 1932 và được gọi là Nucleon.
Mỗi neutron được cấu tạo từ 3 quark với 1 quark “lên” và 2 quark “xuống”
- Electron
Electron là hạt có điện tích âm bị hút về phía các điện tích dương là proton. Nó có khối lượng xấp xủ bằng 1/1836 khối lượng của proton. Các lectron bao xung quanh hạt nhân nguyên tử trong lộ tình orbital. Các orbital bên trong vây xunh quang nguyên tử có dạng hình cầu, còn những orbital bên ngoài nguyên tử thì phức tạp hơn.
Các nhà hóa học dựa vào cấu hình electron và các nguyên lý vật lí để dự đoán các tính chất của một nguyên tử ổn định, điểm sôi, độ dẫn.
Sự khác nhau giữa phân tử và nguyên tử
Sau khi nắm được thành phần cấu tạo nguyên tử là gì, chúng ta có thể so sánh được sự khác nhau giữa nguyên tử và phân tử thông qua các dữ liệu sau:
Đặc điểm | Nguyên tử | Phân tử |
Khái niệm | Nguyên tử là đơn vị cơ bản của vật chất, bao gồm những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử bao gồm một hạt nhân ở trung tâm và được bao bọc bởi đám mây điện tích âm electron. | Phân tử bao gồm một số nguyên tử liên kết với nhay và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của một chất. |
Ví dụ | Nguyên tử Hydro, nguyên tử cacbon | Oxy (O2), nước (H2O) |
Hình dạng | Hình cầu | Nhiều hình dạng |
Tính chất | Nguyên tử không thể phân đôi | Phân tử có thể tách rời các nguyên tố và kết hợp lại với nhau |
Tồn tại | Có thể tồn tại hoặc không thể tồn tại trong trạng thái tự do | Tồn tại trong trạng thái tự do |
Ngoại quan | Mắt thường không nhìn thấy | Mắt thường không nhìn thấy được nhưng có thể nhìn qua kính hiển vi |
Liên kết | Hạt nhân | Cộng hóa trị, cộng ion |
Lớp e là gì?
Lớp e là các electron có các mức năng lượng gần bằng với nhau.
Thứ tự sắp xếp của các lớp e được sắp xếp theo thứ tự từ các mức năng lượng thấp cho đến các mức năng lượng cao (hay còn được biết đến là từ gần nhân cho đến xa nhân) với 7 lớp electron:
Mức năng lượng n | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Tên lớp | K | L | M | N | O | P | Q |
Phân lớp e
- Phân lớp e có 4 phân lớp là s, p, d, f và gồm những e có các mức năng lượng bằng nhau.
- Thông thường mỗi một lớp sẽ chia thành những phân lớp.
- Các electron có trên cùng 1 phân lớp sẽ mang mức năng lượng bằng nhau.
- Có 4 loại phân lớp là s,p,d,f.
- Lớp thứ n sẽ có n phân lớp và n≤4
Số electron tối đa trong phân lớp:
Dưới đây là bảng số electron tối đa trong phân lớp:
Phân lớp | s | p | d | f |
Số electron tối đa trong 1 phân lớp | 2 | 6 | 10 | 14 |
Ký hiệu | s2 | p6 | d10 | f14 |
Do đó đối với mỗi phân lớp mà có đủ electron tối đa sẽ được gọi là các phân lớp electron bão hòa.

Các dạng bài tập về cấu tạo nguyên tử
Xác định nguyên tố
Dựa vào số Z của nguyên tử để xác định được nguyên tử này là nguyên tố hóa học nào
- Z=p=e=E
- Số khối A = Z + N
- Tổng số hạt mang điện là = Z + E = 2Z
- Tổng số hạt là = 2Z + N
Nêu cấu tạo nguyên tử
- Cách 1: Lập phương trình dựa vào cấu tạo vỏ nguyên tử và ion, sau đó giải ra để tìm được số hạt.
- Cách 2: Dựa vào các loại kí hiệu của nguyên tử sau đó suy ra số hạt của mỗi loại nguyên tử
M → Mn + ne (nhường e)
(nhận e) X + me → Xm-
Viết cấu hình e
- Bước 1: Xác định số lượng e có trong nguyên tử
- Bước 2: Phân bố các electron với thứ tự mức năng lượng tăng dần
- Bước 3: Viết cấu hình của các e theo thứ tự của các phân lớp electron trong cùng một lớp
Trên đây là những thông tin và kiến thức liên quan đến lập Sơ Đồ Tư Duy Về Nguyên Tử mà Truongkinhdoanhcongnghe tổng hợp được. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn.