Hóa Học

Số E Tối Đa Trong Lớp N Là Bao Nhiêu?

Số E Tối Đa Trong Lớp N Là Bao Nhiêu? Thắc mắc này sẽ được Trường kinh doanh công nghệ giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Câu Hỏi: Số E Tối Đa Trong Lớp N Là :

A. n.

В. 2n.

С. n2

D. 2n2

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Số e tối đa trong lớp n là 2n2

Giải thích: Lớp thứ n có số electron tối đa là = 2n2 

Số E Tối Đa Trong Lớp N
Số E Tối Đa Trong Lớp N

Kiến thức liên quan – Số E Tối Đa Trong Lớp N

Electron là gì?

Electron là hạt mang điện tích âm nằm trong nguyên tử và bao quanh hạt nhân. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương ở trung tâm và các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh. Điện tích mỗi electron là -1,6.10-19 Coulomb (kí hiệu  C), khối lượng 9,1.10-31 kg. Electron được kí hiệu e.

Electron có các tính chất sau: 

Thứ nhất, Nếu một nguyên tử có cùng số proton (số p) và cùng số electron (số e) thì nguyên tử đó trung hòa về điện, vì điện tích âm của nguyên tử electron bị trung hòa bởi điện tích của nguyên tử proton dương.

Thứ hai, Các electron luôn quay quanh hạt nhân trong các lớp vỏ theo một quỹ đạo nhất định. 

Thứ ba, Lực hút do hạt nhân mang điện tích dương (+ ) tạo ra tác dụng lên các electron mang điện tích âm (-). Lực hút này đóng vai trò là lực hướng tâm cần thiết để quay các electron xung quanh hạt nhân. 

Thứ tư, Các electron ở gần hạt nhân liên kết mạnh với hạt nhân và khó kéo (loại bỏ)  khỏi nguyên tử hơn các electron ở xa hạt nhân hơn.

Thứ tự của các mức năng lượng trong một nguyên tử

Ở trạng thái cơ bản, các electron (e) nguyên tử lần lượt chiếm mức năng lượng từ thấp đến cao. Đồng thời, theo chiều từ trong ra ngoài thì mức năng lượng của các lớp tăng theo thứ tự từ 1 đến 7 và năng lượng của phân lớp tăng theo thứ tự là s, p, d, f.

Cụ thể, thứ tự sắp xếp các phân lớp theo chiều tăng của năng lượng được xác định như sau: 1s 2s 3s 3p 4s 3d 4p 5s… Khi điện tích hạt nhân tăng xảy ra hiện tượng chèn mức năng lượng nên mức năng lượng 4s thấp hơn 3d.

Số E Tối Đa Trong Lớp N
Số E Tối Đa Trong Lớp N

Các nguyên lý và quy tắc cần nhớ khi viết cấu hình electron

Nguyên lý Pauli: Mỗi Obitan nguyên tử chỉ chứa tối đa hai electron.

Quy tắc Hund: Trong cùng một phân lớp, các electron được phân bố sao cho số electron độc thân là tối đa trên các obitan.

Nguyên lý vững bền: Ở trạng thái cơ bản, các electron sẽ phân bố lần lượt vào các obital có mức năng lượng từ thấp đến cao.

Lớp e là gì?

Trong cấu tạo nguyên tử, lớp e bao gồm các electron có các mức năng lượng gần bằng nhau và thứ tự sắp xếp của chúng sẽ tăng dần từ mức năng lượng thấp cho đến một mức năng lượng cao và được chia thành 7 lớp.

Mức năng lượng n1234567
Tên lớpKLMNOPQ

Phân lớp e

Số E Tối Đa Trong Lớp N
Số E Tối Đa Trong Lớp N

Lớp e có 4 phân lớp đó là  s, p, d, f và bao gồm những e có các mức năng lượng bằng nhau.

Phân lớpspdf
Số e tối đa261014
Ký hiệus2p6d10f14

Các bước viết cấu hình electron nguyên tử

Các em có thể viết cấu hình electron nguyên tử theo các bước như sau:

  • Bước 1: Xác định đúng số electron của nguyên tử.
  • Bước 2: Các electron được phân bố lần lượt vào các phân lớp theo chiều tăng của năng lượng trong nguyên tử như: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p,… và tuân thủ theo quy tắc sau:
  • Phân lớp s chứa tối đa 2e.
  • phân lớp p chứa tối đa 6e.
  • Phân lớp d chứa tối đa 10e.
  • Phân lớp f chứa tối đa 14e.
  • Bước 3: Viết cấu hình electron bằng cách phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau như: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p,…

Lưu ý khi viết cấu hình e:

  • Sắp xếp cấu hình electron theo thứ tự từng lớp (1 → 7), trong mỗi lớp theo thứ tự từng phân lớp (s → p → d → f).
  • Cần xác định chính xác số electron nguyên tử hay ion (số e (electron) = số p (proton) = Z (số đơn vị điện tích hạt nhân)).
  • Nắm vững các quy tắc và nguyên lý, kí hiệu của lớp và phân lớp.
  • Nắm vững quy tắc bán bão hòa hay bão hòa trên phân lớp d và f.

Ví dụ: Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học sau:

  • Nguyên tử Hidro có 1e và Z = 1 ⇒ He: 1s1
  • Nguyên tử Liti có 3e và Z = 3 ⇒ Li: 1s22s1
  • Nguyên tử Neon có 10e và Z = 10 ⇒ Ne: 1s22s22p6
  • Nguyên tử Clo có 17e và Z = 17 ⇒ Cl: 1s22s22p63s23p5Cấu hình electron viết gọn của Clo là [Ne]3s23p5 với electron cuối cùng của Clo điền vào phân lớp p và [Ne] là ký hiệu cấu hình e của nguyên tử Neon.
  • Nguyên tử sắt Fe có 26e và Z = 26 ⇒ Fe: 1s22s22p63s23p64s23d6Cấu hình electron viết gọn của Fe có thể viết: [Ar]3d64s2 và electron cuối cùng của Fe điền vào phân lớp d.
Số E Tối Đa Trong Lớp N
Số E Tối Đa Trong Lớp N

Cách xác định nguyên tố s, p, d, f

  • Nguyên tố s: có electron cuối cùng được viết vào phân lớp s
  • Nguyên tố p: có electron cuối cùng được viết vào phân lớp p
  • Nguyên tố d: có electron cuối cùng được viết vào phân lớp d
  • Nguyên tố f: có electron cuối cùng được viết vào phân lớp f

Lưu ý một số trường hợp đặc biệt: Các nguyên tố có cấu hình nguyên tử bán bão hòa:

  • Cr (có Z = 24) 1s22s22p63s23p63d44s2 chuyển thành 1s22s22p63s23p63d54s1.
  • Cu (có Z = 29) 1s22s22p63s23p63d94s2 chuyển thành 1s22s22p63s23p63d104s1.
Số E Tối Đa Trong Lớp N
Số E Tối Đa Trong Lớp N

Thuyết electron

Lý thuyết electron là một lý thuyết vật lý dùng để giải thích các hiện tượng điện và tính chất điện của các vật thể bằng cách xét đến vị trí và chuyển động của các electron trong nguyên tử. Theo lý thuyết này, có những quy luật cơ bản như sau:

  • Electron có khả năng di chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác. Khi một nguyên tử mất đi electron, nó trở thành hạt mang điện dương gọi là ion dương. Khi một nguyên tử nhận thêm electron, nó trở thành hạt mang điện âm gọi là ion âm.
  • Một vật nhiễm điện âm khi số electron trong nó nhiều hơn số proton. Một vật nhiễm điện dương khi số electron trong nó ít hơn số proton.

Lý thuyết electron có thể giải thích các hiện tượng nhiễm điện như sau:

  • Sự nhiễm điện do cọ sát: Khi hai vật cọ xát với nhau, sẽ có sự chuyển dịch electron giữa chúng. Vật nhận được nhiều electron hơn sẽ nhiễm điện âm, vật mất đi nhiều electron hơn sẽ nhiễm điện dương.
  • Sự nhiễm điện do tiếp xúc: Khi một vật không tích điện tiếp xúc với một vật có điện tích, sẽ có sự trao đổi electron giữa chúng. Vật không tích điện ban đầu sẽ có cùng loại điện tích với vật đã tích điện.
  • Sự nhiễm điện do hưởng ứng: Khi một vật kim loại được đặt gần một vật đã nhiễm điện, các electron tự do trong kim loại sẽ bị ảnh hưởng bởi trường điện của vật đã nhiễm điện. Các electron sẽ bị hút hoặc đẩy tùy theo loại điện tích của vật đã nhiễm điện, tạo ra hai đầu mang điện tích khác nhau trên kim loại.

Trên đây là những thông tin và kiến thức liên quan đến câu hỏi Số E Tối Đa Trong Lớp N Là Bao Nhiêu. Truongkinhdoanhcongnghe hi vọng bài viết hữu ích với bạn.

Related Articles

Back to top button