Tin Tức

Thang Đo Likert 5 Mức Độ Và Những Điều Cần Biết

Các bạn có thể thấy ứng dụng của thang đo Likert trong hoạt động thu thập dữ liệu đánh giá của con người về một vấn đề nào đó. Để giúp người nghiên cứu có được kết quả và đưa ra giải pháp phù hợp nhất.

Vậy Thang Đo Likert 5 Mức Độ là gì, cách chạy SPSS thang đo Likert như thế nào? Tất cả đều có trong bài viết dưới đây mà Trường Kinh Doanh Công Nghệ chia sẻ cho các bạn.

thang do likert 5 muc do 1 min

Khái niệm Thang Đo Likert 5 Mức Độ

Thang đo Likert 5 mức độ, hay còn gọi là thang đo Likert được sử dụng dựa trên các câu trả lời với 05 mức độ hài lòng/đồng ý tăng dần tương ứng với từng câu hỏi. Nó được phát minh bởi nhà khoa học xã hội người Mỹ Rensis Likert vào năm 1932. 

Theo đó, thang đo Likert được sử dụng để nghiên cứu về ý kiến, hành vi và nhận thức của một nhóm đối tượng xác định về các vấn đề được đưa ra. Cụ thể, người nghiên cứu sẽ đưa ra một câu hỏi, và đi kèm theo một loạt lựa chọn được phân bổ theo mức độ đồng ý của đối tượng. 

Như vậy, dữ liệu mà người nghiên cứu thu lại được sẽ mang tính định lượng, giúp cho quá trình phân tích diễn ra dễ dàng hơn. 

thang do likert 5 muc do 2 min

Các cấp độ trong câu trả lời 

Có rất nhiều cách để thể hiện thang đo Likert 5 mức độ. Nhìn chung, khi thiết kế bảng câu hỏi, mà câu trả lời có các dạng sau, thì đó chính là thang đo Likert:

  • (1) Strongly Disagree; (2) Disagree; (3) Neutral; (4) Agree; (5) Strongly Agree.
  • (1) Hoàn toàn không đồng ý/hài lòng; (2) Không đồng ý/hài lòng; (3) Trung lập/bình thường; (4) Đồng ý/hài lòng; (5) Hoàn toàn đồng ý/hài lòng. 

 Ưu, nhược điểm của thang đo Likert

thang do likert 5 muc do 3 min

 Ưu điểm

Dễ dàng trả lời: Điền nhanh chóng, không mất quá nhiều thời gian suy nghĩ

  • Với một nhóm các câu hỏi và loạt câu trả lời của thang đo likert cung cấp, người dùng dễ dàng suy nghĩ.
  • Không phải suy nghĩ đắn đo như câu trả lời Yes or No.
  • Đây chỉ là các mức độ ý kiến, đánh giá và cảm nhận của người trả lời về một vấn đề nào đó.

Thu thập dữ liệu đơn giản: Câu trả lời chỉ là các con số

  • Thang đo Likert 5 hay 7 hoặc 9 mức độ, sẽ giúp người dùng thu thập được dữ liệu đánh giá dễ dàng.
  • Đây là một nhóm dữ liệu định lượng là số liệu có thể đo lường được một cách đơn giản.

Tiết kiệm thời gian

  • Để thực hiện được khảo sát bằng thang đo Likert này không tốn nhiều thời gian.
  • Người đọc chỉ cần tốn khoảng 3 – 5 phút là hoàn thành list câu hỏi. 
  • Vì đây chỉ tương tự như câu trả lời trắc nghiệm và câu hỏi cực dễ suy nghĩ.

Lựa chọn câu trả lời trung lập: Đối với thang điểm lẻ

  • Những thang điểm chẵn thường không có câu trả lời trung lập. Và có thể bị mất đi sự chính xác.
  • Thang điểm lẻ được cho thêm câu trả lời trung lập. Giúp tăng tính chính xác hơn và có được nhiều dữ kiện hơn.

Nhược điểm

Câu trả lời có thể không trung thực: Có xu hướng trả lời theo số đông

  • Khảo sát có quá nhiều câu hỏi hay gặp những câu hỏi mới mẻ. 
  • Họ thường tham khảo những bạn bè xem câu trả lời như thế nào.
  • Bị mất hứng thú, buồn chán sẽ dẫn đến câu trả lời không chính xác.

Giới hạn sự lựa chọn: Bắt buộc phải trả lời theo thang điểm hiện có

  • Vì đây là dạng câu hỏi đóng trong thang đo Likert, nên người đánh giá không có được trả lời phù hợp nhất.
  • Không thể hiện được hết những ý kiến đánh giá hay cảm xúc của họ.
  • Điều này không thể hiện được chính xác thực tế thái độ về vấn đề.

Khi nào sử dụng bảng câu hỏi thang đo Likert

Trong nghiên cứu, có rất nhiều loại câu hỏi khảo sát, làm thế nào để bạn biết khi nào bạn nên sử dụng thang đo Likert?

Thang đo Likert rất phù hợp để đào sâu vào một chủ đề cụ thể để tìm hiểu một cách chi tiết hơn, sâu hơn về những gì mọi người nghĩ về nó. Vì vậy, hãy nghĩ đến việc sử dụng các câu hỏi khảo sát của Likert bất kỳ lúc nào bạn cần tìm hiểu thêm về:

  • Để đánh giá sự quan tâm đến một sản phẩm sắp ra mắt hoặc tiềm năng
  • Để đo lường trải nghiệm
  • Để tìm hiểu sở thích của người tiêu dùng
  • Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng

Dữ liệu và phân tích thang đo Likert

Các nhà nghiên cứu sử dụng các cuộc khảo sát thường xuyên để đo lường và phân tích chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Thang đo Likert là một định dạng phân loại tiêu chuẩn cho các nghiên cứu. Những người được hỏi cung cấp ý kiến ​​(dữ liệu) của họ về chất lượng của một sản phẩm / dịch vụ từ cao đến thấp hoặc tốt hơn đến kém hơn bằng cách sử dụng hai, bốn, năm hoặc bảy cấp độ.

Các nhà nghiên cứu và kiểm toán viên thường nhóm dữ liệu đã thu thập thành một hệ thống phân cấp gồm bốn cấp độ đo lường cơ bản – các cấp độ đo lường danh nghĩa, thứ tự, khoảng và tỷ lệ để phân tích thêm :

  • Dữ liệu danh nghĩa: Dữ liệu trong đó các câu trả lời được phân loại thành các biến không nhất thiết phải có dữ liệu định lượng hoặc thứ tự được gọi là dữ liệu danh nghĩa .
  • Dữ liệu thứ tự: Dữ liệu trong đó có thể sắp xếp hoặc phân loại các câu trả lời, nhưng không thể đo được khoảng cách được gọi là dữ liệu thứ tự .
  • Dữ liệu khoảng thời gian: Dữ liệu tổng hợp trong đó các phép đo về đơn hàng và khoảng cách có thể được thực hiện được gọi là dữ liệu khoảng thời gian .
  • Dữ liệu tỷ lệ: Dữ liệu tỷ lệ tương tự như dữ liệu khoảng thời gian. Sự khác biệt duy nhất là tỷ lệ bằng nhau và xác định giữa mỗi dữ liệu và “không” tuyệt đối được coi là điểm gốc.

Trên đây là những thông tin liên quan về Thang Đo Likert 5 Mức Độ. Truongkinhdoanhcongnghe hi vọng bài viết hữu ích với bạn.

Related Articles

Back to top button