Hóa Học

Phương Trình AgNO3 FeNO33

Trong bài viết dưới đây, Trường kinh doanh công nghệ sẽ chia sẻ tới bạn những kiến thức liên quan đến phương trình AgNO3 FeNO33. Mời  bạn đọc cùng theo dõi!

Thông tin về phương trình AgNO3 FeNO33

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Ag ↓ + Fe(NO3)3

Điều kiện để AgNO3 tác dụng với Fe(NO3)2: Phản ứng giữa AgNO3 và Fe(NO3)2 diễn ra ngay điều kiện thường.

Cách tiến hành thí nghiệm: Nhỏ từ từ dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm đã để sẵn dung dịch Fe(NO3)2 (vừa điều chế).

Hiện tượng phản ứng: Có kết tủa màu xám trắng xuất hiện, kết tủa là Ag

Lập phương trình hoá học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron

Bước 1: Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hoá, từ đó xác định chất oxi hoá – chất khử:

+1AgNO3++2Fe(NO3)2→+3Fe(NO3)3+0Ag

Chất khử: Fe(NO3)2; chất oxi hoá: AgNO3.

Bước 2: Biểu diễn quá trình oxi hoá, quá trình khử

– Quá trình oxi hoá: +2Fe→+3Fe+1e

– Quá trình khử: +1Ag+1e→0Ag

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử và chất oxi hoá

AgNO3 FeNO33
Phương Trình AgNO3 FeNO33 4

Bước 4: Điền hệ số của các chất có mặt trong phương trình hoá học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế.

AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓

Phương trình ion thu gọn của phản ứng

Để viết phương trình ion thu gọn của phản ứng, tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Viết phương trình phân tử:

AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓

Bước 2: Viết phương trình ion đầy đủ bằng cách chuyển các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion; các chất kết tủa, chất khí, chất điện li yếu để nguyên dưới dạng phân tử:

Ag+ + 3NO3 + Fe2+ → Fe3+ + 3NO3 + Ag

Bước 3: Viết phương trình ion thu gọn từ phương trình ion đầy đủ bằng cách lược bỏ đi các ion giống nhau ở hai vế:

Ag+ + Fe2+ → Fe3+ + Ag

Trên đây là những thông tin liên quan về phương trình AgNO3 FeNO33. Truongkinhdoanhcongnghe hi vọng bài viết này hữu ích với bạn. Chúc bạn học tập tốt!

Xem thêm:

Related Articles

Back to top button