Địa Lý

Giải Bài 10 Thực Hành Địa 9 Trang 38 Chi Tiết Và Đầy Đủ

Trong bài viết dưới đây Trường kinh doanh công nghệ sẽ hưỡng dẫn bạn đọc giải Bài 10 Thực Hành Địa 9 Trang 38. Mời bạn cùng theo dõi!

Bài 10 Thực Hành Địa 9 Trang 38

Chi tiết Bài 10 Thực Hành Địa 9 Trang 38

Bài 1 trang 38 SGK Địa Lí 9:

Cho bảng số liệu:

Bài 10 Thực Hành Địa 9 Trang 38

a) Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây. Biểu đồ năm 1990 có bán kính là 20 mm; biểu đồ năm 2002 có bán kính là 24 mm.

b) Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét về sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây.

Lời giải:

a)  Xử lí số liệu

Cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (%)

Loại cây 1990 2002
Tổng số 100,0 100,0
Cây lượng thực 71,6 64,9
Cây công nghiệp 13,3 18,2
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 15,1 16,9
  • Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây sinh năm 1990 và 2002

Bài 10 Thực Hành Địa 9 Trang 38

b) Nhận xét:

  • Cây lương thực: diện tích giao trồng tăng 1845,7 nghìn ha , nhưng tỉ trọng giảm từ 71,6 % (năm 1990) xuống còn 64,9 % (năm 2002).
  • Cây công nghiệp : diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha và tỉ trọng cũng tăng từ 13,3% (Năm 1990) lên 18,2% (Năm 2002).
  • Cây ăn quả, cây thực phẩm, cây khác: diện tích gieo trồng tăng 807,7 nghìn ha, và tỉ trọng tăng từ 15,1% (năm 1990) lên 16,9% (Năm 2002)

Bài 2 trang 38 SGK Địa Lí 9:

 Dựa vào bảng số liệu 10.2 (SGK trang 38):

a) Vẽ trên cùng hệ trục tọa độ bốn đường biểu diễn thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 1990, 1995, 2000, 2002

b) Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ. Hãy nhận xét và giải thích tại sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng ? Tại sao đàn trâu không tăng?

Lời giải:

a) Vẽ biểu đồ:

Bài 10 Thực Hành Địa 9 Trang 38

Đường biểu diễn chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm của nước ta qua các năm 1990, 1995, 2000, 2002

b) Nhận xét và giải thích

  • Đàn lợn và gia cầm tăng nhanh nhất: đây là nguồn cung cấp thịt chủ yếu. Do nhu cầu về thịt, trứng tăng nhanh, và do giải quyết tốt nguồn thức ăn cho chăn nuôi, có nhiều hình thức chăn nuôi đa dạng, ngay ca chăn nuôi heo hình thức công nghiệp ở hộ gia đình.
  • Đàn trâu không tăng, chủ yếu do nhu cầu về sức kéo của trâu, bò trong công nghiệp đã giảm xuống (nhờ cơ giới hóa công nghiệp).

Kiến thức liên quan- Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản Địa lớp 9

Lâm nghiệp

a) Tài nguyên rừng.

  • Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt. Năm 2000, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỉ lệ thấp (gần 11,6 triệu ha) tài nguyên nhân chủ yếu do con người khai thác bừa bãi.
  • Rừng nước ta gồm có: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Trong đó diện tích chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

+ Rừng sản xuất chủ yếu ở miền núi thấp và trung du, có vai trò cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Rừng phòng hộ phân bố ở đầu nguồn các con sông hoặc các vùng ven biển có tác dụng hạn chế thiên tai, lũ lụt, chắn cát, chắn sóng…

+ Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên (Vườn quốc gia: Cúc Phương, Cát Bà, Ba Bể, Cát Tiên…).

b) Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.

  • Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản được phát triển gắn với các vùng nguyên liệu.
  • Hiện nay, mô hình nông – lâm kết hợp đang được phát triển góp phần bảo vệ rừng và nâng cao đời sống cho nhân dân.
  • Để bảo vệ tài nguyên rừng cần khai thác hợp lý kết hợp với trồng mới và bảo vệ rừng.

Ngành thủy sản

Có ý nghĩa to lớn về kinh tế – xã hội và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển của nước ta.

a) Nguồn lợi thủy sản.

Thuận lợi:

  • Nước ta có nhiều ngư trường lớn thuận lợi cho đánh bắt thủy sản.
  • Bốn ngư trường trọng điểm là: Cà Mau – Kiên Giang, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Hải Phòng – Quảng Ninh, Hoàng Sa – Trường Sa.
  • Ven biển có nhiều bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn, vũng, vịnh và nhiều đảo thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn.
  • Nước ta còn có nhiều sông, hồ… có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.

Khó khăn:

  • Ảnh hưởng của thiên tai như bão, gió mùa đông bắc.
  • Nhiều vùng biển bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm.
  • Quy mô ngành thủy sản còn nhỏ, thiếu vốn đầu tư.

b) Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản.

Khai thác thủy sản:

  • Sản lượng tăng khá nhanh, chủ yếu do tăng số lượng tàu thuyền và công suất tàu.
  • Phát triển nhất ở vùng duyên hải NamTrung Bộ và Nam Bộ. Các tỉnh dẫn đầu là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.

Nuôi trồng thủy sản:

  • Phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Các tỉnh dẫn đầu là Cà Mau, An Giang, Bến Tre.
  • Nuôi trồng thủy sản có tốc độ tăng nhanh hơn khai thác. Hiện nay, sản xuất thủy sản phát triển mạnh mẽ, xuất khẩu thủy sản tăng vượt bậc, thị trường mở rộng.
  • Rừng nước ta cần được khai thác hợp lí đi đôi với trồng mới và bảo vệ rừng.
  • Sản xuất thủy sản phát triển mạnh mẽ, xuất khẩu thủy sản tăng vượt bậc.

Như vậy bài viết trên đây Truongkinhdoanhcongnghe đã gợi ý bạn cách Giải Bài 10 Thực Hành Địa 9 Trang 38. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn.

Related Articles

Back to top button