Hóa Học

C6H12O6 Là Chất Điện Li Mạnh Hay Yếu?

C6H12O6 Là Chất Điện Li Mạnh Hay Yếu? Điều này sẽ được Trường kinh doanh công nghệ giải đáp trong bài viết sau đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

c6h12o6 la chat dien li manh hay yeu 1 min

Câu Hỏi: C6H12O6 Là Chất Điện Li Mạnh Hay Yếu?

=> C6H12O6 Không Là Chất Điện Li.

Giải thích:

  • Chất điện li là chất khi hòa tan trong nước phân li ra ion (thường là các chất có liên kết ion).
  • Còn C6H12O6 không phải chất điện li trong nước

Kiến Thức Liên Quan – C6H12O6 Là Chất Điện Li Mạnh Hay Yếu?

C6H12O6 Là Gì ?

  • C6H12O6 là đường Glucose ( hay còn gọi là dextrose) là một loại monosaccarit
  • Glucose chủ yếu được tạo ra bởi thực vật và hầu hết các loại tảo trong quá trình quang hợp từ nước và CO2, sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Ở đó, nó được sử dụng để tạo ra cellulose trong thành tế bào và tinh bột

Tính chất hóa học của glucozo

  • Tác dụng với Cu(OH)2

Trong dung dịch, ở nhiệt độ thường glucozơ hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch phức đồng- glucozo màu xanh lam:

2C6H12O6    Cu(OH)2   →   (C6H11O6)2Cu    2H2O

  • Phản ứng tạo este

C6H7O(OH)5   5(CH3CO)2O → C6H7O(OOCCH3)5   5CH3COOH

=> Phản ứng chứng tỏ glucozo có chứa 5 gốc -OH

  • Phản ứng tráng bạc

Dung dịch AgNO3 có khả năng oxy hóa Glucozo trong môi trường NH3. Sản phẩm tạo thành là muối amoni gluconat và bạc. Ta quan sát được chúng sẽ bám vào thành ống nghiệm. 

CH2OH[CHOH]4CHO   2AgNO3   3NH3   H2O (đk: to) → CH2OH[CHOH]4COONH4   2Ag   2NH4NO3

  • Phản ứng Cu(OH)2/OH-

Glucozơ bị oxi hóa bởi Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. Kết quả phản ứng sẽ tạo thành muối natri gluconat, đồng (I) oxit và H2O. 

CH2OH[CHOH]4CHO   2Cu(OH)2   NaOH (đk: nhiệt độ)→ CH2OH[CHOH]4COONa   Cu2O ↓(đỏ gạch)   3H2O

  • Phản ứng với dung dịch Brom

CH2OH[CHOH]4CHO    Br2   2H2O → CH2OH[CHOH]4COOH   2HBr

  • Phản ứng khử glucozơ

Khi dẫn khí hiđro vào dung dịch glucozơ đun nóng có thêm chất xúc tác Ni, ta sẽ thu được một poliancol còn gọi là sobitol.

CH2OH[CHOH]4CHO   H2 (đk: to, Ni) → CH2OH[CHOH]4CH2OH

  • Phản ứng lên men rượu

Khi có enzim xúc tác, glucozơ sẽ bị lên men, tạo ra sản phẩm tạo là ancol etylic và khí cacbonic. 

C6H12O6 (đk: enzim, 30-35 độ C) → 2C2H5OH   2CO2 ↑

Vai trò của Glucose đối với cơ thể

Có thể khẳng định được rằng Glucose đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Điển hình nhất là:

Cung cấp năng lượng đầy đủ cho cơ thể: Glucose trong thực phẩm và đồ uống khi đi vào trong cơ thể sẽ chuyển hóa được thành nguồn năng lượng, dưỡng chất cần thiết. Song song với đó đường Glucose còn kích thích sản sinh insulin để cơ thể tăng cảm giác thèm ăn, làm cho hệ tiêu hóa hoạt động được tốt hơn.

Thêm vào đó khi hấp thu vào trong cơ thể thì đường Glucose được dự trữ tại gan, trở thành một nguồn năng lượng dạng Glycogen. Sử dụng cho những lúc cần thiết và lúc cơ thể thiếu hụt năng lượng trầm trọng.

Chỉ số Glucose cao gây hại như thế nào?

C6H12O6 Là Chất Điện Li Mạnh Hay Yếu
C6H12O6 Là Chất Điện Li Mạnh Hay Yếu

Nhiều người chủ quan đến mức không biết rằng khi đường huyết mà liên tục nằm ở ngưỡng cao sẽ gây nguy hiểm rất nhiều đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể như hệ thần kinh, tim mạch, thận, mắt,… Đặc biệt có đến một danh sách những vấn đề nghiêm trọng dễ xảy ra khi chỉ số Glucose bị tăng cao, đó là:

  •  Tình trạng hôn mê, tăng áp lực thẩm thấu
  • Khi đường huyết cao quá mức cho phép và không được cấp cứu ngay thì rất dễ dẫn đến tử vong.
  • Gây ra các biến chứng liên quan đến thận như suy thận, phải chạy thận hoặc là lọc máu nhân tạo.
  •   Nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, suy giảm thị lực, hình thành những bệnh lý về võng mạc, nặng hơn là mù lòa.
  •   Suy giảm hệ thống miễn dịch trong cơ thể, dễ bị nhiễm trùng hay mắc bệnh lý truyền nhiễm.
  •   Lượng đường huyết tăng cao khiến cho vết thương khó lành, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm loét, để lâu nặng thì phải cắt cụt chân.
  •   Làm tổn thương đến dây thần kinh hay còn được gọi là căn bệnh thần kinh đái tháo được gây ra đau, ngứa, giảm cảm giác tại bàn tay, cẳng chân, bàn chân,…

Như vậy bài viết trên đã giải đáp về thắc mắc C6H12O6 Là Chất Điện Li Mạnh Hay Yếu? Truongkinhdoanhcongnghe hi vọng rằng bài viết hữu ích với bạn.

Related Articles

Back to top button