Vật Lý

Kiến Thức Về Chuyển Động Thẳng Biến Đổi Đều Lớp 10

Bài viết dưới đây trường kinh doanh công nghệ sẽ chia sẻ tới bạn đọc những kiến thức quan trọng về Chuyển Động Thẳng Biến Đổi Đều Lớp 10. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Chuyển Động Thẳng Biến Đổi Đều Lớp 10
Chuyển Động Thẳng Biến Đổi Đều Lớp 10

 Vận tốc tức thời là gì? Tính độ lớn 

Để hiểu được chuyển động thẳng biến đổi đều trước tiên hãy tìm hiểu khái niệm vận tốc tức thời. 

Vận tốc tức thời (kí hiệu v) của một vật chuyển động tại 1 điểm là đại lượng được đo bởi đoạn đường rất nhỏ (kí hiệu Δs) đi qua điểm đó trên khoảng thời gian rất ngắn (kí hiệu Δt) để vật đi hết đoạn đường đó. 

Ta có thể xác định được sự nhanh chậm của chuyển động tại điểm đó nhờ có vận tốc tức thời.

Vận tốc tức thời được tính theo công thức :  v = Δs/Δt

Một định nghĩa liên quan khác cần quan tâm đến chính là vecto (véc tơ) vận tốc tức thời. Vectơ vận tốc tức thời là một đại lượng vectơ gồm có:

  • Gốc đặt ở vật chuyển động.
  • Phương và chiều là phương và chiều của chuyển động.
  • Độ dài biểu diễn độ lớn của vận tốc theo một tỉ xích nào đó.

Lưu ý: Đối với một đường thẳng có nhiều vật cùng chuyển động trên đó theo hai chiều ngược nhau, chúng ta cần phải chọn một chiều dương trên đường thẳng đó và được quy ước như sau:

  • v > 0 : vật chuyển động theo chiều dương 
  • v < 0 : vật chuyển động theo chiều âm
Chuyển Động Thẳng Biến Đổi Đều Lớp 10
Chuyển Động Thẳng Biến Đổi Đều Lớp 10

Vectơ vận tốc tức thời

Vectơ vận tốc tức thời là một đại lượng vectơ có:

        + Gốc đặt ở vật chuyển động.

        + Phương và chiều là phương và chiều của chuyển động.

        + Độ dài biểu diễn độ lớn của vận tốc theo một tỉ xích nào đó.

Chú ý: Khi nhiều vật chuyển động trên một đường thẳng theo hai chiều ngược nhau, ta phải chọn một chiều dương trên đường thẳng đó và quy ước như sau:

  • Vật chuyển động theo chiều dương có v > 0.
  • Vật chuyển động ngược chiều dương có v < 0.

Chuyển động thẳng biến đổi đều

Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có độ lớn của vận tốc tức thời tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian.

+ Chuyển động thẳng có độ lớn vận tốc tức thời tăng đều theo thời gian là chuyển động nhanh dần đều.
+ Chuyển động thẳng có độ lớn vận tốc tức thời giảm đều theo thời gian là chuyển động giảm dần đều.

Các loại chuyển động thẳng biến đổi đều

Chuyển động nhanh dần đều

  • Quỹ đạo: đường thẳng
  • Tốc độ (độ lớn vận tốc): tăng đều theo thời gian
  • Gia tốc: cùng hướng với vectơ vận tốc và độ lớn không đổi theo thời gian
  • a, v, v0: cùng dấu (a.v >0, a.v0 >0)
  • Nếu vật chuyển động theo chiều dương: a, v, v0 > 0
  • Nếu vật chuyển động theo chiều âm: a, v, v0 < 0

Chuyển động chậm dần đều

  • Quỹ đạo: đường thẳng
  • Tốc độ (độ lớn vận tốc): giảm đều theo thời gian
  • Gia tốc: có độ lớn và hướng không đổi theo thời gian, ngược hướng với vectơ vận tốc
  • a, v, v0: trái dấu (a.v <0, a.v0 <0)
  • Nếu vật chuyển động theo chiều dương: a < 0; v, v0 > 0
  • Nếu vật chuyển động theo chiều âm: a > 0; v, v0 < 0

Đồ thị của chuyển động thẳng biến đổi đều

Đồ thị gia tốc – thời gian (a – t)

Chuyển Động Thẳng Biến Đổi Đều Lớp 10
Chuyển Động Thẳng Biến Đổi Đều Lớp 10

Đồ thị tọa độ – thời gian (x – t)

Chuyển Động Thẳng Biến Đổi Đều Lớp 10
Chuyển Động Thẳng Biến Đổi Đều Lớp 10

Đồ thị vận tốc – thời gian (v – t)

Chuyển Động Thẳng Biến Đổi Đều Lớp 10
Chuyển Động Thẳng Biến Đổi Đều Lớp 10

Trên đây là những thông tin về Chuyển Động Thẳng Biến Đổi Đều Lớp 10truongkinhdoanhcongnghe tổng hợp được. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn.

Xem thêm:

Related Articles

Back to top button