Hóa Học

Si Là Kim Loại Hay Phi Kim?

Trong bài viết dưới đây Trường kinh doanh công nghệ sẽ hướng dẫn bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề si là kim loại hay phi kim. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Câu hỏi: si là kim loại hay phi kim?

Trả lời: Silic có đặc tính của cả kim loại cũng như phi kim nên chúng thường được gọi là chất bán dẫn. Silic dẫn điện tốt hơn khi nhiệt độ tăng lên (ngược lại với các kim loại thông thường).

Kiến thức liên quan – Si Là Kim Loại Hay Phi Kim?

Silic là gì?

si la kim loai hay phi kim 1 min

“Silic” là “tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Si và số nguyên tử bằng 14”. Silic à nguyên tố phổ biến sau oxy trong vỏ Trái Đất (25,7 %), cứng, có màu xám sẫm – ánh xanh kim loại, là á kim có hóa trị +4.

Thuộc tính của Silic là gì?

Trong dạng tinh thể, silic có màu xám sẫm ánh kim. Mặc dù là một nguyên tố tương đối trơ, silic vẫn có phản ứng với các halogen và các chất kiềm loãng, nhưng phần lớn axít (trừ tổ hợp axít nitric và axit flohiđric) không tác dụng với nó. Silic nguyên tố truyền khoảng hơn 95% các bước sóng hồng ngoại.

Tinh thể silic nguyên chất hiếm tìm thấy trong tự nhiên, thông thường nó nằm trong dạng silic dioxit (SiO2). Các tinh thể silic nguyên chất tìm thấy trong tạp chất của vàng hay dung nham núi lửa. Silic có hệ số kháng nhiệt âm.

Silic thể hiện tính chất hóa học kém hơn cacbon là nguyên tố tương tự nó về mặt hóa học. Nó có trong đất sét, fenspat, granit, thạch anh và cát, chủ yếu trong dạng điôxít silic (hay silica) và các silicat (Các hợp chất chứa silic, oxy và kim loại 

Tính chất vật lý của Silic

si la kim loai hay phi kim 2 min

Silic có 2 dạng thù hình là silic vô định hình và silic tinh thể.

  • Silic vô định hình: là chất bột màu nâu, không tan trong nước nhưng tan trong kim loại nóng chảy.
  • Silic tinh thể: có màu xám, có ánh kim, có cấu trúc giống kim cương nên có tính bán dẫn.

Tính chất hóa học của Silic

Silic có các số oxi hóa là: -4, 0, +2,+4 (số oxi hóa +2 ít đặc trưng hơn). Độ hoạt động hóa học của silic tinh thể thấp hơn so với silic vô định hình. Silic vừa thể hiện tính khử và tính oxi hóa trong các phản ứng hóa học.

Tính khử: Tính khử của silic được thể hiện bằng một số phản ứng đặc trưng: 

  • Silic có thể tác dụng với phi kim:

Si + 2O2 →  SiO2 ( Phản ứng xảy ra trong nhiệt độ từ 400-600 độ C)

Si + 2F2 →  SiF4 (Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường)

  • Silic tác dụng với dung dịch kiềm: 

Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2

  • Silic tác dụng với axit:

           4HNO3 + 18HF + 3Si → 3H2SiF6 + 4NO + 8H2O

  • Silic tác dụng với H2 trong hồ quang điện:

Si + H2 → SiH4 + Si2H6 + Si3H6 + …

Tính oxi hóa:

  • Silic có thể tác dụng với nhiều kim loại ở nhiệt độ cao tạo ra Silixua kim loại:

2Mg + Si → Mg2Si

Silic không oxi hóa được H2 như C nhưng có thể khử một số chất có tính oxi hóa mạnh như HNO3 hay H2SO4 (đặc nóng) như C.

Điều chế Silic như thế nào?

Silic được điều chế bằng cách dùng chất khử mạnh mẽ như magie, nhôm, cacbon hay silic dioxit ở nhiệt độ cao: 

  • SiO2 + 2Mg → 2MgO + Si (có thể thay Mg bằng Al)
  • SiO2 + C Than cốc → 2CO + Si (18000C)

Các ứng dụng của Silic

Silic là nguyên tố vô cùng cần thiết trong nhiều ngành công nghiệp. Một số hợp chất Silic như SiO2 ở dạng cát và đất sét, đó là thành phần chính để sản xuất bê tông và gạch hay là sản xuất xi măng.

si la kim loai hay phi kim 3 min

Gốm, men, sứ là vật liệu chịu lửa được sử dụng trong sản xuất các vật liệu chịu lửa. Gốm men sứ được sản xuất chủ yếu từ silicat. Silic còn là một thành phần quan trọng trong một số loại thép. 

Ngoài ra, các silica từ cất là thành phần cơ bản của thủy tinh. Silica còn được sử dụng như vật liệu cơ bản trong sản xuất cửa kính, sứ và nhiều loại đồ vật khác…

Như vậy bài viết trên đây đã giải đáp về thắc mắc Si Là Kim Loại Hay Phi Kim? Truongkinhdoanhcongnghe hi vọng bài viết hữu ích với bạn. Chúc bạn học tập tốt!

Related Articles

Back to top button