Địa Lý

Sơ Đồ Tư Duy Đất Nước Nhiều Đồi Núi

Trong bài viết dưới đây Trường kinh doanh công nghệ sẽ hướng dẫn bạn lập Sơ Đồ Tư Duy Đất Nước Nhiều Đồi Núi một cách ngắn gọn và dễ nhớ nhất. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Sơ Đồ Tư Duy Đất Nước Nhiều Đồi Núi
Sơ Đồ Tư Duy Đất Nước Nhiều Đồi Núi

Nội dung Sơ Đồ Tư Duy Đất Nước Nhiều Đồi Núi

Sơ Đồ Tư Duy Đất Nước Nhiều Đồi Núi
Sơ Đồ Tư Duy Đất Nước Nhiều Đồi Núi
Sơ Đồ Tư Duy Đất Nước Nhiều Đồi Núi
Sơ Đồ Tư Duy Đất Nước Nhiều Đồi Núi

Kiến thức liên quan – Sơ Đồ Tư Duy Đất Nước Nhiều Đồi Núi

Sơ Đồ Tư Duy Đất Nước Nhiều Đồi Núi
Sơ Đồ Tư Duy Đất Nước Nhiều Đồi Núi

 Đặc điểm chung của địa hình

a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

  • Đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ.
  • 85% là diện tích là đồi núi thấp

b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng

  • Địa hình được làm trẻ hoá và có sự phân bậc rõ rệt.
  • Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.

c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa;

  • Bồi tụ nhanh ở vùng hạ lưu sông, đồng bằng.
  • Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.

d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Địa hình núi:

  Giới hạn Hướng núi Hướng nghiêng Các dãy núi chính
Đông Bắc Nằm ở phía đông thung lung sông Hồng Vòng cung: 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo Thấp dần từ TB – ĐN. – Núi thấp chiếm phần lớn. – Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
Tây Bắc Nằm giữa sông Hồng và sông Cả TB – ĐN Đông – tây – Địa hình cao nhất cả nước. – Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đem Đinh
Trường Sơn Bắc Nằm từ nam sông Cả đến dãy Bạch Mã TB – ĐN Tây – Đông – Địa hình thấp và hẹp ngang, được nâng cao 2 đầu – Có các dãy núi lan ra biển
Trường Sơn Nam Phía nam dãy Bạch Mã TB – ĐN Tây – đông – Gồm các khối núi và cao nguyên – Có sự bất đối xứng giữa sườn Đông và sườn Tây.

Địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du:

  • Bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan cao chừng 200m.
  • Địa hình đồi trung du phần nhiều do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.

Thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng trong phát triển kinh tế – xã hội

Khu vực đồi núi:

Ưu điểm:

  • Các ngành công nghiệp phát triển được hỗ trợ bởi sự tập trung của các mỏ nội sinh ở vùng đồi núi.
  • Rừng giàu đa dạng sinh học với nhiều loài quý hiếm, là đặc trưng cho sinh vật rừng nhiệt đới.
  • Cao nguyên có bề mặt bằng phẳng tạo điều kiện cho việc xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
  • Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thuỷ điện lớn (như sông Đà……).
  • Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành điểm du lịch nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì……

Nhược điểm:

  • Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây khó khăn cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền.
  • Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi là nơi thường xuyên xảy ra các thiên tai: lũ quét, xói mòn, trượt đất, động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương mù, rét hại…
Sơ Đồ Tư Duy Đất Nước Nhiều Đồi Núi
Sơ Đồ Tư Duy Đất Nước Nhiều Đồi Núi

Khu vực đồng bằng

Ưu điểm:

  • Nông nghiệp nhiệt đới phát triển, sản xuất nhiều loại cây trồng, gạo là chủ yếu.
  • Có nhiều tài nguyên thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản.
  • Thuận lợi cho việc hình thành các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại. …

Nhược điểm:

  • Thường gặp nhiều thiên tai như bão, lụt, hạn hán…

Bài viết trên tổng hợp về Sơ Đồ Tư Duy Đất Nước Nhiều Đồi Núi. Truongkinhdoanhcongnghe hi vọng bài viết này hữu ích với bạn. Chúc bạn học tập tốt!

Related Articles

Back to top button