Địa Lý

Biểu Đồ Tốc Độ Tăng Trưởng Là Biểu Đồ Gì?

Tốc Độ Tăng Trưởng Là Biểu Đồ Gì? Thắc mắc này sẽ được Trường kinh doanh công nghệ giải đáp trong bài viết sau. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Câu Hỏi: Biểu Đồ Tốc Độ Tăng Trưởng Là Biểu Đồ Gì?

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng là loại biểu đồ đường, dùng để thể hiện sự thay đổi của một đại lượng theo thời gian. Biểu đồ này có thể dùng để so sánh tốc độ tăng trưởng của các quốc gia, các ngành kinh tế, các sản phẩm, v.v.

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng thường có dạng biểu đồ đường, với trục hoành là thời gian và trục tung là giá trị của đại lượng cần quan sát. Biểu đồ này giúp cho người xem có cái nhìn tổng quan về xu hướng và biến động của tốc độ tăng trưởng trong một khoảng thời gian nhất định.

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng giúp cho ta có cái nhìn về sự phát triển kinh tế của các quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.

Từ đó, ta có thể phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, như chính sách kinh tế, môi trường kinh doanh, cạnh tranh quốc tế, v.v. Biểu đồ này cũng giúp cho ta dự báo được xu hướng và mục tiêu của tốc độ tăng trưởng trong tương lai.

Kiến thức liên quan – Biểu Đồ Tốc Độ Tăng Trưởng Là Biểu Đồ Gì?

Biểu đồ là gì?

Biểu đồ là một hình ảnh hoặc biểu đồ được sử dụng để trình bày dữ liệu một cách trực quan . Nó được sử dụng để hiển thị các mối quan hệ, xu hướng và mô hình trong dữ liệu. Có nhiều loại biểu đồ khác nhau bao gồm biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ tròn, biểu đồ kết hợp.

Mỗi loại biểu đồ có thể được sử dụng để trình bày một loại dữ liệu khác nhau hoặc để hiển thị một loại thông tin cụ thể. Biểu đồ thường được sử dụng trong các lĩnh vực như khoa học, kinh doanh, tài chính, địa lý và nhiều lĩnh vực khác để giúp trình bày dữ liệu một cách dễ hiểu về trực quan.

Nhận diện 5 loại biểu đồ thường gặp

  • Biểu đồ tròn

Đây là dạng biểu đồ thường được dùng để vẽ các biểu đồ liên quan đến cơ cấu, tỷ lệ các thành phần trong một tổng thể chung hoặc cũng có thể vẽ biểu đồ tròn khi tỷ lệ % trong bảng số liệu cộng lại tròn 100.

toc do tang truong la bieu do gi 1 min

Có thể bảng số liệu không chia % cụ thể mà là các số liệu chính xác nhưng trong yêu cầu của đề bài có khi các chữ tỷ lệ, tỷ trọng, cơ cấu, kết cấu… Hãy luôn nhớ chọn biểu đồ tròn khi ít năm, nhiều thành phần.

  • Biểu đồ đường

Đây là dạng biểu đồ để thể hiện tiến trình phát triển, động thái phát triển của một đối tượng hay một nhóm đối tượng nào đó qua thời gian. Vì vậy với các bài vẽ biểu đồ đường thường có các cụm từ thể hiện sự phát triển, tốc độ tăng trưởng… với các mốc thời gian nhất định.

toc do tang truong la bieu do gi 2 min

Lưu ý khi vẽ biểu đồ đường, trục tung thể hiện độ lớn của đại lượng, trục hoàng thể hiện thời gian.

  • Biểu đồ cột

Dạng biểu đồ này được thể hiện động thái phát triển, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng hoặc thể hiện một thành phần cơ cấu trong một tổng thể. Cụ thể như vẽ biểu đồ so sánh dân số, diện tích… của một tỉnh (vùng, quốc gia) hoặc vẽ biểu đồ so sánh sản lượng (lúa, ngô, than, điện…) của một địa phương qua 1 năm.

toc do tang truong la bieu do gi 3 min

Các kiểu biểu đồ cột gồm: cột đơn, cột ghép, cột chồng, cột 100%.

  • Biểu đồ miền

Đây là dạng biểu đồ được sử dụng để thể hiện cơ cấu, tỷ lệ, như tỷ lệ xuất nhập khẩu, cán cân xuất nhập khẩu hay tỷ lệ sinh tử. Để có thể vẽ biểu đồ miền bạn cần xác định bảng số liệu cần có từ 3 đơn vị năm trở lên.

toc do tang truong la bieu do gi 4 min
  • Biểu đồ kết hợp

Biểu đồ này thường được sử dụng khi bạn muốn thể hiện các đối tượng nhưng khác nhau về đơn vị mà lại có mối quan hệ mật thiết với nhau.

toc do tang truong la bieu do gi 5 min

Thường gồm biểu đồ kết hợp giữa đường và cột, khi đề bài yêu cầu thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc đề bài có từ ba loại số liệu trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ.

Ví dụ thể hiện sản lượng khai thác, nuôi trồng và giá trị sản xuất của Việt Nam thì vẽ cột thể hiện sản lượng khai thác và nuôi trồng, đường thể hiện giá trị sản xuất. Lưu ý nếu đề thi cho số liệu tuyệt đối thì phải xử lý sang tỉ lệ tương đối.

Cách nhận xét biểu đồ đường

Trường hợp thể hiện một đối tượng

  • So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu.
  • Xem đường biểu diễn đi lên (tăng) có liên tục hay không?

+ Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm.

+ Nếu không liên tục: Thì năm nào không còn liên tục.

  • Một vài giải thích cho đối tượng, giải thích những năm không liên tục.

Trường hợp cột có hai đường trở lên

  • Nhận xét từng đường một giống như trên theo đúng trình tự bảng số liệu cho: đường a trước, rồi đến đường b, rồi đến c, d.
  • Tiến hành so sánh (cao, thấp,…), tìm mỗi liên hệ giữa các đường biểu diễn.
  • Kết luận và giải thích.

Bài tập: Cho bảng số liệu sau:

TỔNG SỐ DÂN, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC

THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 – 2015

Năm Tổng số dân (nghìn người) Sản lượng lương thực (nghìn tấn) Bình quân lương thực theo đầu người (kg / người)
1990 66016 19879,7 301,1
2000 77635 34538,9 444,9
2005 82392 39621,6 480,9
2010 86947 44632,2 513,4
2015 91731 50498,3 550,6

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ phát triển của tổng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của nước ta, giai đoạn 1990 – 2015?

b) Nhận xét và giải thích.

Lời giải 

a) Vẽ biểu đồ

Xử lí số liệu

  • Công thức: Tốc độ tăng trưởng = Giá trị năm trước / giá trị năm gốc x 100%.
  • Lấy năm 1990 là 100%, áp dụng công thức trên. Ta tính được bảng sau:

TỔNG SỐ DÂN, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC

THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 – 2015 

(Đơn vị: %)

Năm Tổng số dân Sản lượng lương thực Bình quân lương thực theo đầu người
1990 100,0 100,0 100,0
2000 117,6 173,7 148,7
2005 124,8 199,3 159,7
2010 131,7 224,5 170,5
2015 138,9 254,0 182,9

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Vẽ biểu đồ

toc do tang truong la bieu do gi 6 min

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TỔNG SỐ DÂN, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 – 2015

b) Nhận xét và giải thích

Nhận xét

  • Dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người đều có xu hướng tăng liên tục qua các năm.
  • Sản lượng lương thực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (254%), tiếp đến là bình quân lương thực theo đầu người (182,9%) và dân số có tốc độ tăng trưởng chậm nhất (138,9%).
  • Giai đoạn 1990 – 2015, sản lượng lương thực tăng nhanh và tăng thêm 30618,6 nghìn tấn; dân số tăng thêm 25715 nghìn người và bình quân lương thực đầu người tăng 249,5 kh/người.

Giải thích

  • Sản lượng lương thực tăng nhanh là do sự phát triển của cơ giới hóa trong nông nghiệp, việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ trong sản xuất; sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, giống lúa có chất lượng cao,… sản lượng lương thực tăng nhanh đã làm cho bình quân lương thực tăng theo.
  • Dân số tăng do qui mô dân số ở nước ta lớn, tỉ lệ gia tăng tự nhiên vẫn ở mức cao so với nhiều nước trên thế giới.

Trên đây là giải đáp của truongkinhdoanhcongnghe về câu hỏi Biểu Đồ Tốc Độ Tăng Trưởng Là Biểu Đồ Gì? Hi vọng bài viết hữu ích với bạn.

Related Articles

Back to top button